Ưu tiên đảm bảo nhà ở cho lực lượng vũ trang để CBCS yên tâm công tác

Lực lượng vũ trang có tính đặc thù - lực lượng sẵn sàng chiến đấu, hy sinh trên mọi lĩnh vực, trong mọi giai đoạn, nên việc đảm bảo nhà ở đối với hai lực lượng này để CBCS yên tâm công tác là cần thiết.

Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đồng tình với sự ban hành nghị quyết và cho rằng điều này là hết sức cần thiết để khơi thông nguồn lực, phát huy tốt giá trị của đất đai, tuy nhiên phạm vi thí điểm cần phù hợp quy hoạch và có quy trình chặt chẽ.

ĐBQH Trịnh Xuân An.
ĐBQH Trịnh Xuân An.

Theo dự thảo nghị quyết, đối với diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở thì ưu tiên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện dự án nhà ở thương mại để ưu tiên bán, cho thuê, cho thuê mua đối với CBCS thuộc lực lượng vũ trang; phần diện tích nhà, đất còn lại (nếu có) được bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng khách hàng khác có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện sắp xếp, xử lý tài sản công là đất quốc phòng, đất an ninh, tài sản trên đất quốc phòng, đất an ninh quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 83 của Luật Đất đai.

ĐBQH Dương Khắc Mai.
ĐBQH Dương Khắc Mai.

Tán thành với quan điểm trên, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho rằng, nếu được thì nên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chăm lo nhà ở xã hội cho lực lượng của mình. Ông lý giải: "Lực lượng vũ trang có tính đặc thù - lực lượng sẵn sàng chiến đấu, hy sinh trên mọi lĩnh vực, trong mọi giai đoạn. Nên việc đảm bảo nhà ở đối với hai lực lượng này để CBCS yên tâm công tác là cần thiết. Tôi thống nhất rất cao với việc thí điểm nghị quyết này".

Bên cạnh đó, ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) cho rằng, đây là nghị quyết thí điểm làm nhà ở thương mại chứ không phải nhà ở xã hội và nhà ở cho lực lượng vũ trang, nên chăng tách phần thí điểm nhà ở cho lực lượng vũ trang thành một nghị quyết riêng, không nằm trong nội dung thí điểm phát triển nhà ở thương mại nói chung?

ĐBQH Trịnh Xuân An giơ biển tranh luận, không đồng tình việc làm nghị quyết riêng vì sẽ tạo ra sự phức tạp. "Bản chất của việc thí điểm là nếu đáp ứng các tiêu chí của Luật Đất đai chúng ta mới cho thí điểm, để khơi thông và làm tăng nguồn lực đất đai. Đồng thời, nếu rà soát thì đất quốc phòng, an ninh không nhiều. Khi đáp ứng đủ các tiêu chí ở đây, về dự án, quy hoạch..., cho thí điểm theo khoản 3, Điều 4 sẽ rất chặt chẽ, không nhất thiết phải làm nghị quyết riêng", ông phân tích.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên thảo luận.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên thảo luận.

Về bố trí nhà cho CBCS LLVT, đại biểu cũng khẳng định, lực lượng Quân đội, Công an sẽ hiểu rõ nhất lực lượng của mình cần gì, phải phù hợp lực lượng chứ không phải xây lên bán rộng rãi, đồng thời chúng ta có danh mục, xác định được tiêu chí và thiết kế như này là hợp lý.

Phát biểu giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, việc ưu tiên giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thực hiện dự án nhà ở thương mại để ưu tiên bán, cho thuê, cho thuê mua đối với CBCS thuộc lực lượng vũ trang là quy định được thiết kế nhằm tạo điều kiện nhanh chóng đưa các diện tích đất quốc phòng, an ninh chuyển thành đất ở theo đúng quy hoạch, góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho CBCS lực lượng vũ trang. Nghị quyết được thiết kế theo hướng giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án. Khi lựa chọn được rồi, thủ đầu tư dự án phải thực hiện các quy trình, thủ tục, điều kiện... tương tự như các dự án khác mà không có nguồn gốc đất quốc phòng, an ninh. Việc sắp xếp, xử lý tài sản công thì được dẫn chiếu sang Luật Đất đai.

"Đây là vấn đề thí điểm, còn những ý kiến thể hiện sự băn khoăn thì Chính phủ đã báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi trình ra Quốc hội và được cấp có thẩm quyền đồng ý về mặt chủ trương. Vì vậy, mong Quốc hội ủng hộ, đồng thuận với chính sách này", Bộ trưởng thông tin thêm.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Hôm nay (1/7), chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành, bên cạnh việc triển khai các công việc của chính quyền mới, tỉnh Lào Cai ưu tiên, bố trí cán bộ chuyên môn đủ năng lực để phục vụ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính, không để gián đoạn trong ngày đầu vận hành.

Tuyên truyền, đối thoại chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tuyên truyền, đối thoại chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Sáng 1/7, tại Hội trường Công ty Cổ phần An Tiến Industries, Khu công nghiệp phía Nam, phường Văn Phú, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XVII phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghiệp tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7).

Các thủy điện trên lưu vực sông Chảy thông báo xả lũ

Các thủy điện trên lưu vực sông Chảy thông báo xả lũ

Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua, nước từ thượng nguồn liên tục đổ về khiến mực nước các hồ thủy điện dâng cao. Để đảm bảo vận hành an toàn nhà máy và an toàn vùng hạ du, các thủy điện trên lưu vực sông Chảy đã thông báo xả lũ hồ chứa.

Hành trình yêu thương không giới hạn

Hành trình yêu thương không giới hạn

Có những đứa trẻ không thể gọi mẹ bằng tiếng “mẹ” đầu đời. Có những ánh mắt ngơ ngác không phản hồi lại vòng tay yêu thương… Đó là nỗi niềm của các gia đình có con mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ - hành trình của nước mắt, hy vọng và tình yêu không điều kiện.

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Công an xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động nhân dân không tàng trữ trái phép chất ma túy.

Giữ bình yên bản làng

Giữa rừng xanh đại ngàn, cuộc chiến phòng, chống ma túy ở Yên Bái vẫn âm thầm diễn ra không khói lửa, không súng đạn nhưng đầy cam go và quyết liệt. Cuộc chiến ấy không chỉ để đẩy lùi tội phạm mà hơn hết là giữ gìn sự bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.
Thành viên Câu lạc bộ Hát dân ca, quan họ, hát chèo phường Nam Cường trình bày tiết mục hát quan họ tại không gian văn hóa hồ Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Lan tỏa phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Những năm qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện sâu rộng phong trào với trọng tâm là xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Đồng thời, BCĐ đã cụ thể hóa các nội dung: đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, kỷ cương pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa…
Hàng năm cứ vào ngày 2/9, tất cả các nhà trường ở thị xã Nghĩa Lộ tổ chức các đoàn dâng hương và báo công với Bác.

“Địa chỉ đỏ” giữa miền Tây Yên Bái

Giữa lòng thị xã Nghĩa Lộ - nơi lưu giữ hồn cốt văn hóa dân tộc Thái và vang vọng điệu xòe Tây Bắc ngàn đời có một không gian trầm mặc mà thiêng liêng, được gìn giữ bằng tất cả lòng thành kính: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là “địa chỉ đỏ” thấm đẫm tình cảm cách mạng, nơi mỗi bước chân đều in dấu lòng biết ơn sâu nặng của đồng bào miền Tây với Bác Hồ kính yêu.
fb yt zl tw