Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới

Theo forbes.com, Việt Nam có một số lợi thế so với các đối thủ khác trong khu vực như Ấn Độ. Việt Nam có khả năng và thực sự đã nhanh chóng xây dựng khung chính sách mới thân thiện với doanh nghiệp.

Tàu CMA CGM VISBY cập cảng Tân Vũ làm hàng.
Tàu CMA CGM VISBY cập cảng Tân Vũ làm hàng.

Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump cam kết dịch chuyển toàn bộ các ngành công nghiệp trở về nước Mỹ. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra, và nếu có, chắc chắn không ở quy mô và tốc độ mà ông Trump muốn.

Thay vào đó, một kịch bản có thể xảy ra, Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi chính từ chính sách này.

Ông Jason Miller, Giáo sư quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học bang Michigan, nhận định: “Nếu trước đây hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc, thì giờ sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Hoạt động sản xuất đó sẽ không quay trở lại Mỹ.”

Dưới thời chính quyền Trump 1.0, các tập đoàn lớn như Apple, Foxconn và Intel đã chuyển hướng sang Việt Nam để đa dạng hóa danh mục sản xuất. Bài viết cho rằng Việt Nam vẫn có lợi thế khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống.

Theo trang forbes.com, Việt Nam có một số lợi thế so với các đối thủ khác trong khu vực như Ấn Độ. Việt Nam có khả năng và thực sự đã nhanh chóng xây dựng khung chính sách mới thân thiện với doanh nghiệp.

Việt Nam còn có vị trí địa lý thuận lợi khi sở hữu 3 trong số 50 cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới và giáp với Trung Quốc, giúp cho hoạt động thương mại và logistics giữa hai nước trở nên dễ dàng hơn.

Việt Nam là nước hiếm hoi trong khu vực có Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Việt Nam cũng đang gấp rút nâng cấp hạ tầng trọng yếu để hỗ trợ các dự án lớn và được các nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh.

Gần đây, ông Trump nhiều lần tuyên bố muốn thúc đẩy sản xuất của Mỹ và khiến cho hàng hóa sản xuất ở nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn khi nhập khẩu vào Mỹ, trong đó cảnh báo đánh thuế 60% đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc và 20% đối với hàng hóa được sản xuất ở các nước khác.

Ông Trần Ngọc Anh, Giáo sư quản trị tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết một trong những cách thức hàng đầu để Việt Nam có thể biến các quy định thương mại mới nghiêm ngặt này thành “lợi thế” là hướng đến các tập đoàn đa quốc gia vì những tập đoàn này sẽ mang theo hệ sinh thái nhà cung cấp riêng và tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao.

Ông nêu rõ: “Việt Nam nên ưu tiên những tập đoàn mà sẽ kéo theo các công ty khác đến Việt Nam. Nếu đưa Apple đến Việt Nam, sẽ có rất nhiều nhà cung cấp khác muốn gần gũi với Apple - những công ty sẽ giúp Việt Nam chuyển sang lĩnh vực công nghệ cao hơn. Thay vì sản xuất giày dép và dệt may, Việt Nam cần hướng đến công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo (AI) và chất bán dẫn”.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Mầm hy vọng trên đồng đất Bát Xát

Tái thiết xanh sau thiên tai: Bài 2: Mầm hy vọng trên đồng đất Bát Xát

Sau lũ, hơn 1 ha đất trồng rau của gia đình ông Nguyễn Văn Nguyên, ở thôn An Thành, xã Quang Kim bị phủ bởi lớp đất pha cát dày gần 2 mét. Ông Nguyên chia sẻ: Trước khi xảy ra lũ đợt 1, gia đình đang chuẩn bị thu hoạch lứa rau gia vị các loại và rau bắp cải trồng trong tháng 8, ước tính cả gốc và lãi hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ đã vùi lấp tất cả.

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp tỉnh Lào Cai từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

Tả Phời từng là xã khó khăn nhất trong những ngày đầu thị xã Lào Cai trở thành thành phố năm 2004. Đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo xã vùng cao này đã đổi thay toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Nỗ lực phát triển Petrovietnam thành tập đoàn năng lượng quốc gia

Nỗ lực phát triển Petrovietnam thành tập đoàn năng lượng quốc gia

Tối 1/12, tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) tổ chức.

fbytzltw