Tổ chức trên 1.500 buổi thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ vùng cao

Từ đầu năm đến nay, trung tâm y tế các địa phương đã tổ chức trên 1.500 buổi thực hành dinh dưỡng tại các xã vùng đặc biệt khó khăn cho trên 23.000 lượt phụ nữ mang thai và người chăm sóc trẻ.

Chiến lược dinh dưỡng trong 1.000 ngày vàng của trẻ được Tổ chức Y tế thế giới và các hiệp hội nhi khoa khuyến cáo cần tập trung vào các can thiệp như: cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ có thai (bao gồm bổ sung sắt/axit folic hoặc đa vi chất); cải thiện tình trạng vi chất của trẻ (ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung vi chất dinh dưỡng, đặc biệt vitamin A và kẽm); đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, điều kiện vệ sinh và tạo môi trường an toàn cho trẻ vận động.

z6052280050184-284916646cfad3aac4efadad078626c4.jpg
Đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ.

Tại các buổi thực hành dinh dưỡng, cán bộ y tế khuyến khích và hỗ trợ bà mẹ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ; hướng dẫn thực hành bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu năng lượng và các chất dinh dưỡng; hướng dẫn cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ các biện pháp đảm bảo vệ sinh thực phẩm khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn.

395399277-2564478950392108-1752080226942750484-n-1.jpg
Cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ thực hành nấu bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ.

Qua đó, giúp các bà mẹ, người chăm sóc trẻ nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc chăm sóc, phát triển thể chất cho trẻ và phòng, chống các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, cải thiện bền vững tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

z6052249394743-59f6b49860c2e845fbbbea589e16f222.jpg
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mường Khương tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ.

1.000 ngày đầu đời của trẻ được ví là 1.000 ngày vàng, được tính bằng thời gian mang thai cộng với 2 năm đầu sau khi trẻ sinh ra. Chế độ dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời có tầm quan trọng trong nâng cao thể lực và khả năng miễn dịch để phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn rất thường gặp ở trẻ nhỏ, như viêm phổi, tiêu chảy… Dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày đầu đời giúp trẻ dự phòng bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh mạn tính khác.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw