Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Tiết học STEM theo hướng nghiên cứu khoa học do cô giáo Nguyễn Thị Vân, tổ khối 5, Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Lào Cai dạy minh họa đã khiến học sinh đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bài học thông qua các thí nghiệm thực tế, như sự biến đổi hóa học từ giấy trắng và giấy đã đốt, sự biến đổi hóa học của đường.

Đặc biệt, học sinh đã rất thích thú khi được trải nghiệm tạo sản phẩm “mực tàng hình” từ các nguyên liệu quen thuộc, như chanh, nghệ, baking soda và dùng chính sản phẩm do mình tạo ra để viết tên cô giáo trên giấy. Tiếng vỗ tay, tiếng reo hò thích thú vang lên khiến tiết học trở nên lôi cuốn và sôi động hơn.

a1fadbb6-da39-4eb6-ad9d-d8b5f9e0dbef.jpg

“Có nhiều cách để khắc sâu kiến thức sau mỗi tiết học, trong đó việc thông qua thí nghiệm trực quan đem lại sự thoải mái, nhẹ nhàng cho cả học sinh và giáo viên. Các tiết học sáng tạo giúp học sinh được thực hành kiến thức đã học ngắn gọn hơn, còn giáo viên có thêm một cách kiểm tra nhanh việc nắm kiến thức của học sinh”, cô Vân phân tích.

Em rất thích tiết học thực hành STEM. Thông qua thực hành, làm thí nghiệm, em hiểu rõ thêm kiến thức các môn Vật lý, Sinh học và Hóa học.

Nguyễn Ngọc Hân, lớp 5A1 hào hứng chia sẻ

Giáo dục công dân được cho là môn học khô khan, tư liệu ít, vậy mà lại được nhiều học sinh Trường THPT số 1 huyện Văn Bàn yêu thích. Lý do bởi các tiết học được cô giáo Hoàng Thị Hồng Hạnh liên hệ bằng những câu chuyện thực tế gần gũi với đời sống, những dẫn chứng cụ thể mang tính thời sự, tạo cơ hội để học sinh được bày tỏ quan điểm cá nhân…

Cô Hạnh chia sẻ: Tôi luôn cố gắng vận dụng quan điểm dạy học mới bằng phương pháp tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tìm ra những “từ khóa” của bài học giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, kết hợp với ví dụ thực tế, giáo dục kỹ năng sống để giờ học không trở nên nhàm chán và khô khan. Có như vậy giáo viên mới “truyền lửa”, kích thích sự đam mê, lôi cuốn học trò vào môn học của mình.

0d3fb6c8-e8f0-4da5-b4dd-9967e86d17a6.jpg

Chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt chú ý đến mục đích giáo dục toàn diện, phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh. Do đó, giáo viên càng phải không ngừng đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy theo hướng hỗ trợ học sinh nhìn nhận, chọn lọc, sử dụng tài liệu học tập một cách hiệu quả; phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng, phát triển phẩm chất, năng lực, giúp người học chủ động khai thác, lĩnh hội kiến thức.

Thầy giáo Lê Đức Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Sín Chéng, huyện Si Ma Cai chia sẻ: Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường chú trọng sáng tạo các sản phẩm STEM ứng dụng vào bài giảng. Các sản phẩm STEM thường được hình thành trên cơ sở những thứ có sẵn, dễ kiếm, như làm tranh từ các loại hạt hay chỉ màu, giúp học sinh học Toán, Mỹ thuật; hướng dẫn các em làm sa bàn Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa giúp học Lịch sử, Địa lý vừa kết hợp vận dụng kiến thức Toán, Mỹ thuật, Vật lý...

Thực tế 3 năm qua, hoạt động sáng tạo các sản phẩm STEM được đội ngũ giáo viên tham gia tích cực, cụ thể hóa vào chương trình giáo dục của trường, từ đó giúp học sinh tiếp thu bài học hiệu quả hơn.

Thầy giáo Lê Đức Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Sín Chéng, huyện Si Ma Cai

6dbaba6e-ddaa-440d-aa95-f9efe21a21ac.jpg

Cô giáo Bùi Thị Việt Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai cũng cho biết: Thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo hướng tới phát triển con người toàn diện cả phẩm chất, năng lực, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế, để trở thành “công dân toàn cầu”, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chuyển đổi mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Mỗi đoàn viên công đoàn đóng góp ít nhất 1 sáng kiến liên quan đến công tác của bản thân, đặc biệt là dạy học, hoạt động đội, tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh... Trong năm học, cán bộ, giáo viên nhà trường có hàng trăm sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, từ đó khơi dậy cảm hứng học tập và sáng tạo của học sinh.

0a466ead-c22b-42ef-88e8-ec714a22f02f.jpg

Ông Phạm Văn Hồng, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai cho biết: Thời gian qua, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của trên 16.000 cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo trong công tác giảng dạy. Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập; lan tỏa trong 594 nhà trường, cơ sở giáo dục, tạo hiệu ứng tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Thông qua phong trào đã xuất hiện những điển hình tiên tiến về sáng tạo mô hình giáo dục; hiệu trưởng giỏi, giáo viên giỏi, tâm huyết, tài năng, vượt khó, sáng tạo, có năng lực đổi mới và hội nhập. Các mô hình tiếp tục góp phần khẳng định chất lượng và hiệu quả của giáo dục vùng cao Lào Cai trong gắn lý thuyết với thực hành. Có thể kể đến các mô hình tiêu biểu, như “Trường học gắn với thực tiễn”, “Trồng một cây - Nuôi một con”, “Mỗi trường học tổ chức một mô hình điển hình ở cấp tiểu học”; “Lễ hội dân gian trong trường học”; “Trường học nông trại”, “Trường học du lịch”, “Trường học sinh thái”, “Trường học đổi mới công tác quản lý”…

9a791e66-9ddf-4715-8c83-67d531acddac.jpg

Từ đầu năm đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn các tiêu chí xét công nhận sáng kiến cho các nhà giáo trực thuộc Sở, xét công nhận 221 sáng kiến cấp cơ sở.

Luồng gió đổi mới giáo dục đã làm thay đổi tư duy, không ngừng thúc đẩy sự sáng tạo của mỗi giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục. Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, qua đó phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong công tác quản lý, giảng dạy; khơi dậy sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giáo dục giới tính cho học sinh

Giáo dục giới tính cho học sinh

Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Chỉ thị tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, quản lý tài chính, tài sản, thiết bị trường học, các khoản huy động xã hội hóa, quản lý nội trú, bán trú, bảo đảm an ninh, an toàn trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh.

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Đưa pháp luật đến với học sinh biên giới

Những năm qua, các trường học trên địa bàn biên giới đã có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giúp học sinh hình thành ý thức, thói quen “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw