Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 1

LCĐT  - Quyết tâm đi “ngược chiều” với cái nghèo, vất vả, khốn khó, “ngược” những suy nghĩ, quan niệm lạc hậu của hàng xóm và bà con, Chảo Yến đã trở thành người Dao đầu tiên giành được học bổng danh giá của Liên minh châu Âu - Erasmus Mundus.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 2

Chảo Yến (tên đầy đủ là Chảo Thị Yến), người Dao tuyển, sinh năm 1990, tại thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc (huyện Bát Xát). Cũng như nhiều đứa trẻ dân tộc thiểu số ở vùng quê nghèo, ước mơ được học hành “tới nơi tới chốn” của Yến là quá xa vời trong hoàn cảnh bố bệnh nặng, mẹ vất vả nuôi cả gia đình. “Thôn của tôi lúc đó chưa có điện lưới, xe máy, đi lại khó khăn, cơm ăn còn không đủ thì làm gì nghĩ tới việc cho con đến trường. Chưa kể từ trước tới nay, người Dao quê tôi luôn có định kiến con gái học nhiều là bất hiếu, phải chăm chỉ ở nhà làm lụng, nên học hết lớp 9, tôi phải nghỉ học ở nhà và đối diện với việc sẽ lấy chồng” - Yến nhớ lại.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 3
Chảo Thị Yến sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thuộc huyện Bát Xát.

3 năm ấy, Yến phải ở nhà lên nương, hái rau rừng, măng rừng bán để phụ giúp bố mẹ. Niềm khao khát đến trường vẫn luôn cháy bỏng trong cô gái nhỏ bé. Hằng ngày, Yến tha thẩn thả trâu gần trường học lén nghe thầy cô giảng bài. Thầy hiệu trưởng biết Yến ham học nên đã thuyết phục bố mẹ cho Yến quay trở lại trường.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 4

Được quay trở lại trường học sau 3 năm gián đoạn, khó khăn Yến phải đối mặt không phải là kiến thức dang dở mà là cảm giác tội lỗi khi họ hàng, người thân coi Yến là đứa con bất hiếu, không thương bố mẹ nghèo khó. “Những quan điểm, suy nghĩ cổ hủ ấy dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và “giết chết” khát khao học tập của lớp lớp trẻ thơ trong thôn, tạo ra con đường ngược chiều cheo leo, gian khó, đòi hỏi ai có quyết tâm thực sự mới có thể vượt qua” - Yến thở dài.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 5
Chảo Yến - cô gái đầu tiên ở xã Nậm Chạc đi học đại học và đạt được học bổng châu Âu.

Thấm thía nỗi nhọc nhằn của cha mẹ, Yến càng quyết tâm học thật tốt. Học xong THPT, Yến thi đỗ vào Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, trở thành 1 trong 2 người đầu tiên của xã đi học đại học. Như một kỳ tích, năm 2018, Yến may mắn giành được học bổng của Liên minh châu Âu - Erasmus Mundus trị giá 50.000 USD, đào tạo Thạc sỹ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường Đại học Gottingen (Đức) và Trường Đại học Padova (Italia).

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 6
Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 7

Đúng như tên gọi của cuốn sách, Đường ngược chiều - từ bản người Dao đến học bổng Erasmus là câu chuyện của Chảo Yến về chặng đường thực hiện giấc mơ du học. Cuốn sách vừa là thông điệp về tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, vừa là thiên hồi ký dào dạt cảm xúc. Cuốn sách được viết bằng giọng điệu kể chuyện dí dỏm, đáng yêu của một cô bé tuổi mới lớn. Trong đó là những câu chuyện về lễ khai trường đầu tiên, về chuyến đi chợ huyện, về cảnh tranh giành mót mía với bầy lợn, về cậu bạn tên Hộp, về hình ảnh người bố trong buổi lễ tri ân trưởng thành của con gái… Đặc biệt, trong truyện kể của Chảo Yến hiện lên sinh động những người đã đồng hành với cô trên hành trình “ngược chiều” đi tới ước mơ. Đó là những người thầy ở cấp THPT và đại học, anh chị em trong gia đình và trên hết là mẹ cô. “Cuộc đời mẹ từ bé đã vất vả, 8 tuổi mẹ đã phải đi làm thuê cùng bà ngoại để mua thuốc phiện cho ông ngoại. Sau ông ngoại mất, mẹ lại phụ bà ngoại nuôi các cậu, các dì. Mẹ cũng rất muốn được đi học, đến lúc lấy bố con mới được ông nội dạy để biết đọc báo. Mẹ mà được đi học mẹ chắc chắn cũng học giỏi như con, nhưng đời mẹ coi như bây giờ chỉ có các con thôi. Nên con hãy nhớ những gì mẹ kể, những gì người ta đối xử với bố, với mẹ, với nhà mình, để cố gắng học. Con tuyệt đối không được thất bại, con phải cho mọi người thấy con đường mình đi là đúng” (trang 229).

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 8
Cuốn sách “Đường ngược chiều - Từ bản người Dao đến học bổng
Erasmus" của Chảo Yến được xuất bản năm 2020. 10% số tiền bán tự truyện
được đóng góp vào Quỹ học bổng Đường ngược chiều - quỹ học bổng dành cho trẻ em nghèo miền núi.

Là người dân tộc Dao tuyển, sinh ra và lớn lên cùng với rừng núi, bản làng nên những trang viết của Chảo Yến càng thêm chân thực, sinh động. Cô tỉ mẩn miêu tả những bộ trang phục truyền thống bắt mắt, tường thuật những buổi chợ phiên nhộn nhịp, đặc sắc, hoặc sẵn sàng phô bày cả những hủ tục, những hạn chế trong nhận thức và hiểu biết của nhiều người dân nơi cô ở.Khép lại cuốn tự truyện của mình, Chảo Yến viết: “Tôi không dám nói tôi là người thành công, nhưng với tôi, nụ cười tít mắt của bố mẹ khoe khắp nơi rằng “Con gái tôi sắp đi Đức học thạc sỹ”, nụ cười của thầy Lee, thầy Dũng khi nói “Congratulations! Well done, I’m proud of you”, hay chỉ đơn giản là quyết tâm đi học của một vài em nhỏ ở trường cấp hai trên bản, đó chính là sự thành công. Thành công còn là cả khi tôi dám thoát khỏi lớp vỏ bọc, dám mơ ước được bay cao, bay xa như bao người. Hay đúng hơn, tôi vốn đã thành công ngay từ giây phút tạo hóa cho tôi được làm con của bố mẹ. Dù có nghèo, có vất vả, nhưng chính hoàn cảnh đó đã tôi luyện tôi thành một người kiên cường” (trang 276).

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 9
 

Tự truyện của Chảo Yến kết thúc ở khoảnh khắc cô chuẩn bị rời Việt Nam sang một vùng đất mới. “Chỉ cần tôi bước lên máy bay, con đường tôi đi sẽ không còn là ĐƯỜNG NGƯỢC CHIỀU nữa, mà đó là BẦU TRỜI”.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 10

Trở về nước sau quãng thời gian du học, Yến từng công tác tại Trung tâm Con người và Thiên nhiên (thành viên của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) với những dự án giúp ích cho các vùng khó khăn. Tháng 7/2021, Yến thành lập trang TikTok cá nhân kể câu chuyện về quá trình du học của mình cùng hàng loạt nội dung quảng bá văn hóa dân tộc thiểu số.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 11
Kênh TikTok của Chảo Yến đã có hơn 270.000 lượng người theo dõi và hơn 5,6 triệu người yêu thích.

Không quá cầu kỳ, Yến chọn cách khai thác giản dị để mỗi clip toát lên tối đa chất mộc mạc, đúng với phong cách của người Dao. Luôn biết cách truyền đến người xem nhiều “vitamin tích cực” bằng chính nụ cười thường trực trên môi, những video của Yến luôn sinh động, tràn đầy sức sống. Yến chia sẻ: Tôi cùng người em họ quay video, đạo diễn, lên kịch bản, tự cắt dựng, chỉnh sửa rồi đăng lên mạng xã hội. Bên cạnh những video chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh, du học, tôi muốn giới thiệu văn hóa miền núi, cụ thể là văn hóa người Dao tuyển.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 12
Sau quãng thời gian du học, Yến quyết định trở về quê hương và trở thành sứ giả văn hóa thông qua keenh TikTok của mình.

Những video ngắn, hài hước chia sẻ nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Dao tuyển như lá tắm người Dao, hành trình kiếm mật ong khoái rừng, cách người Dao giải rượu, sự kỳ diệu của sắn dây rừng...  đã “biến” Chảo Yến trở thành hot Tiktoker sở hữu lượng theo dõi “khủng”, những video triệu view. Đến nay, kênh TikTok của Yến có hơn 270.000 người theo dõi và hơn 5,6 triệu người yêu thích.

Từ "Đường ngược chiều" đến sứ giả văn hóa ảnh 13
Những video TikTok được Yến tự lên kịch bản và dàn dựng.

Yến còn là chủ một homestay mang tên Goong (theo tiếng dân tộc Dao tuyển “goong” có nghĩa là tốt đẹp, xinh đẹp, làm tốt). Với mong muốn quảng bá hình ảnh dân tộc mình đến với người dân cả nước và du khách quốc tế, Chảo Yến đã không ngừng cố gắng để hiện thực hóa những dự định của mình, trở thành một “cây cầu nhỏ” góp phần đưa văn hóa dân tộc Dao tuyển lan tỏa và được nhiều người biết đến hơn, đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tháng Chín, nắng mùa thu vàng như rót mật, hàng triệu trái tim người Việt Nam lại hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhớ đến ngày thu lịch sử khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hòa cùng hàng triệu trái tim ấy, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai lại đến tham quan, dâng hương tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng thành kính với Người.

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Từ cổng chào xã Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn), chúng tôi về thôn Độc Lập, nơi có gần 200 gia đình đang sinh sống. Dọc tuyến đường bê tông thẳng tắp là những ngôi nhà khang trang giữa tán cây rợp bóng mát, xa hơn là chợ trung tâm xã tấp nập người mua người bán. Nhìn cơ ngơi của người dân nơi đây, ai ai cũng cảm nhận được cuộc sống sung túc, ấm no.

Hướng về nạn nhân da cam

Hướng về nạn nhân da cam

10 năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Lào Cai đã vận động được gần 8 tỷ đồng (gồm tiền và hiện vật) hỗ trợ nạn nhân da cam xây dựng, sửa chữa nhà; tặng quà; trợ cấp khó khăn; hỗ trợ học bổng, dạy nghề; khám, chữa bệnh…

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những lời dạy của cha - liệt sĩ Trần Kim Chiến vẫn luôn là động lực để cô Trần Thị Thúy vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, xứng đáng với những cống hiến của thế hệ cha anh.

Mang nụ cười lên vùng cao

Mang nụ cười lên vùng cao

Nhìn ánh mắt, nụ cười tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của chị em vùng cao sau khi được làm đẹp, tôi lại càng có thêm động lực để tôi tiếp tục dự án “Phun xăm miễn phí cho chị em vùng cao”. Đó là những chia sẻ của chị Nguyễn Bích Ngọc, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại.

Tạo không gian xanh nơi công sở

Tạo không gian xanh nơi công sở

Những điểm nhấn xanh nhỏ xinh hiện diện trong không gian công sở không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, gần gũi với thiên nhiên, mà còn giúp thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng, xây dựng môi trường làm việc “xanh”, thân thiện môi trường.

Xin đừng “buông tay”

Xin đừng “buông tay”

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… đăng tải nhiều vụ việc liên quan đến người trẻ có hành vi tự tử, gây ra sự lo lắng và đau thương cho gia đình, bạn bè và cộng đồng. Người trẻ tự tử đang là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.

Trào lưu Food review

Trào lưu Food review

Ngày nay, nhiều người thường có thói quen vào các trang mạng xã hội để tìm kiếm đánh giá, nhận xét về các địa điểm ăn uống, vui chơi. Đó cũng là cơ hội để cho nghề food review (đánh giá ẩm thực) ra đời. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ tại Lào Cai đã nhanh chóng “bắt nhịp”, thử sức với nghề food review.

Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Người cao tuổi thời 4.0

Người cao tuổi thời 4.0

Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng mọi nơi, người cao tuổi cũng làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh. Nhờ internet và mạng xã hội, người cao tuổi được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu, giao lưu bạn bè, tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe…

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Năm 2023, các cấp hội chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức 16 đợt tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện và tiếp nhận gần 8.400 đơn vị máu, vượt 11% kế hoạch đề ra. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã vận động và tiếp nhận gần 4.000 đơn vị máu, tiếp tục góp phần cung cấp nguồn máu cho việc cấp cứu và điều trị người bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ và bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc, những mùa hoa bản địa tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng đang thu hút du khách đến với Lào Cai. Du lịch mùa hoa đã và đang tạo thương hiệu riêng khi gắn với hoạt động du lịch của mỗi địa phương.

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Những năm qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tập huấn, dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng nghề, tạo việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống cho hội viên, nông dân.

Xây dựng trường học an toàn

Xây dựng trường học an toàn

Trước nguy cơ nhiều đối tượng xấu tìm mọi cách lôi kéo, dụ dỗ học sinh hút thuốc lá điện tử, tham gia đánh nhau, tổ chức đua xe, thậm chí sử dụng ma túy… các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, giúp học sinh nhận diện hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ bản thân trước những cám dỗ.

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Với chức năng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, những năm qua, đội ngũ thầy giáo, cô giáo của Khoa Văn hóa - Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Lào Cai) vượt qua rất nhiều khó khăn, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, nghệ thuật cho hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc, góp phần ươm mầm và chắp cánh cho những tài năng nghệ thuật bay xa.

Bắt nhịp sống xanh

Bắt nhịp sống xanh

Những năm gần đây, “sống xanh” là xu hướng phổ biến của phong cách sống hiện đại trong giới trẻ. Với những thông điệp ý nghĩa, hành động thiết thực, “sống xanh” dần trở thành tiêu chuẩn chung trong thời đại mới, tác động tích cực tới suy nghĩ, hành động của mỗi người.

fbytzltw