Thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Chiều 10/2, tiếp tục phiên họp thứ 42, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đây là dự án sẽ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt tại kỳ họp bất thường thứ chín khai mạc ngày 12/2.

Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng

Thay mặt Chính phủ báo cáo tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã có nhiều nghị quyết, kết luận về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Trong đó tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XIII đã yêu cầu phấn đấu hoàn thành thủ tục và khởi công đầu tư Dự án trong năm 2025, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương đầu tư Dự án và giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp bất thường thứ chín xem xét, quyết định thông qua chủ trương đầu tư, một số cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai Dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Chính phủ cũng cho biết, dự án nhằm hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và triển khai thực hiện các quy hoạch; thực hiện thỏa thuận hợp tác chiến lược, tăng cường kết nối quốc tế; đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tái cơ cấu thị phần vận tải phù hợp lợi thế từng phương thức, góp phần giảm chi phí logistics; tạo ra thị trường xây dựng, tạo tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trên cơ sở trên, Chính phủ kiến nghị chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với nội dung chủ yếu như sau: Điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện. Chiều dài tuyến chính khoảng 390,9km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9km.

Địa điểm thực hiện dự án tại 9 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng; sơ bộ nhu cầu sử dụng đất: khoảng 2.632ha.

Bên cạnh đó, hình thức đầu tư dự án án là đầu tư công, với sơ bộ tổng mức đầu tư: khoảng 203.231 tỷ đồng (8,369 tỷ USD). Nguồn vốn được huy động gồm: Ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phương); nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài (vay Chính phủ Trung Quốc) và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Về tiến độ thực hiện, dự án lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2030.

Để thực hiện thành công và sớm hoàn thành Dự án theo tiến độ yêu cầu, Dự án đề xuất áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có 15/19 cơ chế, chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 và đề xuất bổ sung 4 cơ chế, chính sách khác.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Đánh giá kỹ lưỡng phương án tài chính, tránh đội vốn

Đại diện cơ quan thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, về phạm vi, quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật, tốc độ thiết kế dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Về hướng tuyến, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận thấy hướng tuyến của dự án cơ bản bám dọc theo tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng. Do đó, để giảm diện tích đất thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hạn chế để đất xen kẹt giữa tuyến đường sắt và đường bộ cao tốc, Ủy ban Kinh tế đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi, Chính phủ rà soát kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hướng tuyến tối ưu bảo đảm việc kết nối của dự án với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, hệ thống giao thông khác và giảm thiểu tác động tiêu cực do thu hồi đất phục vụ dự án đối với doanh nghiệp và người dân.

Về hiệu quả của dự án, đồng chí Vũ Hồng Thanh cho hay, theo tờ trình của Chính phủ, dự kiến trong 5 năm đầu tiên khai thác dự án, doanh thu dự kiến chỉ bù đắp chi phí vận hành, bảo trì, phương tiện, Nhà nước cần hỗ trợ sơ bộ khoảng 109,36 triệu USD.

Ngoài ra, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến trong 4 năm đầu khai thác cũng sẽ phải bù lỗ khoảng 778 triệu USD. Như vậy, riêng 2 dự án này Nhà nước cần hỗ trợ sơ bộ khoảng 887,36 triệu USD.

Do đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị đánh giá tổng thể hiệu quả của các dự án đường sắt dự kiến sẽ đầu tư và đánh giá kỹ lưỡng phương án tài chính, các tác động trong quá trình vận hành, khai thác của các dự án để giảm thiểu các rủi ro về sau.

Về nguồn vốn, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, trong kỳ trung hạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn cho dự án khoảng 128 tỷ đồng đã được Chính phủ cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu vốn khoảng 177.282 tỷ đồng và giai đoạn 2031 - 2035, nhu cầu vốn khoảng 25.821 tỷ đồng. Vì vậy, kiến nghị của Chính phủ về nguồn vốn là có cơ sở. Tuy nhiên, đề nghị trong quá trình triển khai, thực hiện cần tuân thủ nguyên tắc bảo đảm các cân đối vĩ mô và an toàn nợ công quốc gia.

Về tiến độ thực hiện dự án, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, dự án có quy mô rất lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp và thời gian kéo dài sẽ tiềm ẩn rủi ro như đã xảy ra đối với nhiều dự án trọng điểm trong thời gian qua như: Công tác chuẩn bị đầu tư chưa kỹ lưỡng, dự toán chưa sát thực tế, phương án thực hiện thiếu tính khả thi dẫn tới phải kéo dài thời gian, tăng tổng mức đầu tư dự án. Do đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp khắc phục để bảo đảm không xảy ra tình trạng tương tự đối với dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh báo cáo tại phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh báo cáo tại phiên họp. Ảnh: PHẠM THẮNG

Cho ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ cơ bản đồng tình về sự cần thiết trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án. Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải có phương án tối ưu, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư và quỹ đất rừng; khảo sát, chuẩn bị kỹ việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư; cập nhật định mức đơn giá; công nghệ… để bảo đảm tiến độ, tránh đội vốn, tránh lạc hậu. “Các cơ quan phải tích cực, khẩn trương chuẩn bị kỹ lưỡng để giải trình rõ, thuyết phục trước Quốc hội” - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sự cần thiết và nhất trí trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín Quốc hội khóa XV, để thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ dự án. Trong đó lưu ý một số vấn đề như: Hoàn thiện, bổ sung đầy đủ hồ sơ tài liệu theo đúng quy định, trong bối cảnh gấp rút về thời gian; rà soát, tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ, hướng tuyến dự án và việc kết nối với mạng lưới đường sắt, hệ thống giao thông khác, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; đánh giá kỹ các yếu tố tác động tới tiến độ triển khai dự án để có giải pháp đến năm 2030 cơ bản hoàn thành dự án...

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực để bứt phá

Xây dựng nền tảng cửa khẩu số: Tạo động lực để bứt phá

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics lớn, là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với Việt Nam và khu vực ASEAN. Từ đó đến nay, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng cửa khẩu số hiện đại, văn minh.

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ động thổ Dự án Khu Công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ động thổ Dự án Khu Công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến dự Lễ động thổ dự án Khu Công nghiệp VSIP II Quảng Ngãi. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 - 11/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975 - 24/3/2025).

Thủ tướng Chính phủ: Bộ Xây dựng chủ động làm việc với các đối tác để khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: Bộ Xây dựng chủ động làm việc với các đối tác để khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông - vận tải tại họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo chiều 9/3.

Để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh

Di chuyển doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Đông Phố Mới: Để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh

Theo thiết kế hướng tuyến và vị trí ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, ga Lào Cai là ga đầu tuyến có tác nghiệp lập tàu khách và tàu hàng, đồng thời là ga liên vận quốc tế, giao tiếp với đường sắt Trung Quốc. Để phục vụ thi công xây dựng nhà ga và quy hoạch đô thị theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng) tỉnh chủ trương di chuyển các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Đông Phố Mới đến vị trí phù hợp hơn.

Kết nối đường sắt Việt -Trung tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các địa phương hai nước

Kết nối đường sắt Việt -Trung tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các địa phương hai nước

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư mới đây được kỳ vọng sẽ góp phần kết nối các tỉnh miền bắc Việt Nam với khu vực tây nam Trung Quốc, tạo ra tuyến đường tiện lợi, thông thoáng cho Quý Châu và các tỉnh phía tây Trung Quốc trong hợp tác với Việt Nam và các nước ASEAN.

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3

Chiều 6/3, tại trụ sở Tỉnh ủy, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 3/2025.

Triển khai thi công Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên đoạn tuyến qua tỉnh Phú Thọ

Triển khai thi công Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên đoạn tuyến qua tỉnh Phú Thọ

Sáng 5/3, tại tỉnh Phú Thọ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 1 tổ chức Lễ triển khai thi công công trình Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Phú Thọ. Đây là một trong những đoạn tuyến quan trọng của Đường dây 500kV Lào Cai -Vĩnh Yên, dự án trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Xây dựng Lào Cai trở thành đô thị trung tâm của vùng

Xây dựng Lào Cai trở thành đô thị trung tâm của vùng

Thành phố Lào Cai - đô thị duy nhất của Việt Nam đặt tại khu vực biên giới, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế mà còn được xác định là trung tâm vùng trong Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo bước chân thợ điện cao thế

Theo bước chân thợ điện cao thế

Vất vả, nhọc nhằn, thậm chí rủi ro có thể xảy đến với bản thân bất cứ lúc nào nhưng những người thợ điện quản lý vận hành đường dây cao thế vẫn luôn gắn bó, tận tâm với nghề. Dù sáng sớm tinh mơ hay khi mặt trời đã xuống núi, dù nắng như đổ lửa hay bão tố bịt bùng, những bóng áo cam với khuôn mặt sạm đen vẫn sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ để dòng điện luôn thông suốt.

 Đảm bảo hài hoà lợi ích cho doanh nghiệp

Giải phóng mặt bằng công viên Nhạc Sơn: Đảm bảo hài hoà lợi ích cho doanh nghiệp

Từ giữa năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành thông báo thu hồi đất để triển khai Dự án cải tạo, sửa chữa công viên Nhạc Sơn (thành phố Lào Cai). Tuy nhiên, đến nay, việc di chuyển các đơn vị được cho thuê đất hoạt động, kinh doanh vẫn chưa hoàn thành, ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

fb yt zl tw