Sách lịch sử và giáo dục truyền thống mừng Tết độc lập 2/9

Những cuốn sách khơi dòng nhận thức với các mốc sự kiện đặc biệt, những con người chiến công hiển hách,...suốt mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước.

Kỉ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9, mừng Tết Độc lập, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phát hành loạt sách hay về quê hương đất nước, lịch sử cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần bồi đắp trong độc giả trẻ lòng yêu nước thương nòi, hiểu sâu sắc hơn vị trí, uy tín của Việt Nam trong thế giới hiện đại là khởi nguồn từ Ngày lập Nước 2/9/1945.

Bộ ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh được thực hiện công phu, bền bỉ như: Suốt Đời Học Bác, Nhật Kí Trong Tù, Cha Và Con, Búp Sen Xanh, Thầy Giáo Nguyễn Tất Thành Ở Trường Dục Thanh… giúp độc giả thiếu nhi hiểu thêm về thời thơ ấu và một phần tuổi trẻ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung ở Làng Sen, rồi kinh đô Huế, hành trình ra đi tìm đường cứu nước của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Đó là những câu chuyện ghi lại chân thực về từng giai đoạn trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn với những diễn biến lịch sử trọng đại của toàn dân tộc, làm nên cốt cách, tâm hồn, tư tưởng và chí hướng của Người.

Ngay từ những ngày đầu Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi gắm nhiều trăn trở về một chính thể mới và một văn hóa mới: “Củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn cho đất nước một văn hóa mới và phải làm thế nào cho văn hóa Việt Nam sẽ chiếm được một địa vị trong nền văn hóa thế giới.” (Trích Suốt đời học Bác, tr.25) 

Những cuốn sách đưa tới bạn đọc sự chia sẻ với niềm xúc động tột cùng khi được trở thành công dân một nước Độc lập như dòng tâm sự của Giáo sư Trần Hữu Tước: “Nỗi sung sướng không bút nào tả nổi khi một buổi sáng thu bừng con mắt dậy, thấy mình tự do!”, và cảm kích trước lòng quyết tâm trở về phụng sự quê hương của ông. Từ sự hi sinh xương máu của lớp lớp cha ông, thế hệ trẻ càng khắc sâu hơn nữa niềm mong mỏi: “Những hi sinh sẽ không uổng phí khi mỗi chúng ta hiểu được rằng để có một nền Độc lập và Tự do vĩnh viễn chúng ta còn cần phải thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu nữa!” (Trích Suốt đời học Bác, tr.40)

Tác phẩm Quê Nội của nhà văn Võ Quảng được đánh giá là cuốn sách viết hay và sinh động, đầy tha thiết về cuộc đổi đời vĩ đại đã diễn ra vào tháng Tám 1945 của dân tộc Việt Nam. Từ cảnh sắc, sinh hoạt của vùng quê có tên Hòa Phước, nhà văn Võ Quảng đã gợi lên những tình cảm yêu quê, yêu Tổ quốc chứa chan xúc động. Theo Giáo sư Phong Lê, Quê Nội là “Bộ sách viết về một thế hệ trẻ thơ có thêm một ngày khai sinh nữa là Cách mạng tháng Tám”.

Những áng văn thấm đẫm tình người, cảnh sắc phong tục trong Truyện Tây Bắc của Tô Hoài cũng là khúc hùng ca về quá trình đến với ánh sáng Cách mạng của đồng bào dân tộc, thổi bùng sức mạnh của cuộc đấu tranh bền bỉ, chống tàn dư phong kiến, chống thực dân xâm lược, tìm đến cuộc đời mới Tự do của nhân dân lao động.

Không thể không kể đến dòng chảy lịch sử trong các sách truyền thống của Nhà xuất bản Kim Đồng hơn 60 năm qua. Đề tài lịch sử trong các ấn phẩm như Lược Sử Nước Việt Bằng Tranh (bản tiếng Việt và song ngữ Việt - Anh), Sát Thát, Tranh Truyện Lịch Sử Việt Nam, Sử Ta - Chuyện Xưa Kể Lại, Các Vị Vua Trẻ Trong Sử Việt, Những Người Thầy Trong Sử Việt… được dày công biên soạn dưới nhiều hình thức đa dạng, mở rộng lứa tuổi bạn đọc, nội dung khai thác đa chiều, khẳng định giá trị của dòng sách lịch sử trong đời sống văn hóa đọc của bạn trẻ hôm nay.

Các gương anh hùng liệt sĩ tuổi thiếu niên hiện lên sinh động, tràn đầy lí tưởng trong các cuốn sách: Phạm Ngọc Đa, Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, bộ ba tiểu thuyết lừng danh Đội Thiếu Niên Tình Báo Bát Sắt, Đội Thiếu Niên Du Kích Thành Huế, Đội Thiếu Niên Du Kích Đình Bảng, các tác phẩm minh họa mới như Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu… truyền đi ngọn lửa nhiệt tình Cách mạng và tinh thần yêu nước trong nhiều thế hệ trẻ Việt Nam.

Những tác phẩm đã khơi dòng nhận thức cho độc giả về  trang sử hào hùng với các mốc sự kiện quan trọng, có dấu ấn đặc biệt, những con người chiến công hiển hách, những biến cố thăng trầm suốt mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của cha ông, truyền đi thông điệp quý báu về tuổi trẻ dấn thân vì lý tưởng cao đẹp.

Bà Vũ Quỳnh Liên, Tổng biên tập NXB Kim Đồng cho biết: “Từ những cuốn sách về tình yêu quê hương đất nước, lịch sử đấu tranh vĩ đại của dân tộc, NXB mong muốn mở rộng cơ hội tiếp cận, sẻ chia của bạn đọc cả nước, ở mọi lứa tuổi, từ mọi vùng miền, các thầy cô giáo, các em học sinh, các bậc phụ huynh; khơi dậy trí tuệ và bồi đắp niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Đoàn Thanh niên đối với lớp lớp măng non hôm nay.".

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw