Phải kiên định mới thành công

LCĐT - Đó là quan điểm của anh Bùi Văn Tuấn ở thôn Lương Hải, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên trong phát triển kinh tế gia đình.

Chúng tôi gặp anh Bùi Văn Tuấn khi anh đang tưới nước cho vườn cam, mồ hôi ướt đẫm vai áo. Những chùm cam lúc lỉu quả uốn cong đầu cành, trên vòm lá còn đọng nước li ti, lấp lánh dưới ánh nắng mỗi khi cơn gió nhẹ thổi qua. Thấy có khách, anh dừng tay và rảo bước về phía cửa vườn, xởi lởi mời khách vào thăm vườn. Trong câu chuyện sau đó, anh nhận mình là người đầu tiên trồng cam ở xã Lương Sơn.

Cây cam mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Tuấn.
Cây cam mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Tuấn.

Đó là năm 2014, khi đang chăm sóc lúa trên mảnh nương khô cằn, nghĩ về quả cam trên thị trường được giá, bất chợt ý nghĩ lóe lên trong đầu anh rằng tại sao mình không chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả này sang trồng cam. Nghĩ là làm, anh bắt đầu dò hỏi, tìm về tận Trung tâm Giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên mua giống cam Vinh. Hơn 1.000 gốc cam Vinh sau 2 - 3 năm trồng bắt đầu mắc bệnh do anh chưa chuẩn bị tốt về kỹ thuật, một số cây chết dần.

Anh Tuấn lại lặn lội sang tận các vùng trồng cam của Hà Giang, Tuyên Quang học hỏi kỹ thuật chăm sóc và trị bệnh cho cây. Vừa trồng, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ thuật áp dụng vào chăm sóc, do đó vườn cam của gia đình anh đã phát triển tốt. Đến năm 2016, anh tiếp tục mua thêm đất của một số hộ xung quanh, mở rộng diện tích trồng cam với số lượng lên tới hơn 1.400 gốc.

Sự cần cù của anh Tuấn đã được đền đáp xứng đáng bởi những cây cam bắt đầu cho thu hoạch lứa quả ngọt đầu tiên. Quả cam bán ra thị trường được giá mang lại niềm vui sau những tháng ngày vất vả. Nhưng rồi, thị trường bấp bênh, giá cả thất thường, có những lúc anh chán nản, tưởng chừng phải bỏ dở. Suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng anh quyết định tiếp tục gắn bó với cây cam. “Giá cả có lúc nọ, lúc kia, khi giá xuống thấp mà mình phá bỏ, đến lúc cao lấy gì bán. Nếu không kiên trì sẽ chẳng có mô hình kinh tế nào ra hồn”, anh Tuấn khẳng định lập trường của mình. Năm cao điểm nhất, vườn cam của gia đình anh có hơn 20 tấn quả, thu về hơn 140 triệu đồng.

Đi trong vườn cam đã khép tán, rợp bóng mát, anh Tuấn bảo: Tôi chẳng nghĩ gì sâu xa, chỉ có khát vọng là tìm ra loại cây phù hợp để phát triển kinh tế gia đình trên chính mảnh đất quê hương. Trước là làm cho mình, sau để bà con thấy, có thể áp dụng làm theo, tạo thành phong trào làm kinh tế sôi nổi.

Từ kinh nghiệm sẵn có, anh Tuấn không ngần ngại chia sẻ, giúp đỡ bà con trong thôn, trong xã về kỹ thuật trồng cam, phát triển kinh tế, thoát nghèo. Đến nay, thôn Lương Hải đã có 5 hộ thực hiện mô hình trồng cam, dần hình thành vùng chuyên canh với diện tích hơn 7 ha.

Thành công từ mô hình trồng cam, 2 năm gần đây, anh Tuấn mạnh dạn thử sức với cây quất cảnh. Cùng với cấy lúa Séng cù và chăn nuôi, mỗi năm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương. Trong đợt sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, anh Tuấn được UBND tỉnh tặng Bằng khen. “Với tôi, phần thưởng quý là học được từ Bác sự kiên định với quyết định của mình và tôi đã thành công với mô hình trồng cam”, anh Tuấn khẳng định.      

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

fb yt zl tw