Nhiều người Việt đang dung dưỡng cho thói hư, tật xấu

Nếu phải làm một việc gì hay gặp tình huống rắc rối, việc đầu tiên nhiều người nghĩ ngay tới là “văn hóa phong bì”.

“Không mất tiền không yên tâm”, mới nghe tưởng là một nghịch lý nhưng nó đang tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước này và trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người “Làm gì chả phải có tiền”.

Bạn đang ngồi trong bệnh viện, xếp hàng đợi đến lượt mình được khám bệnh. Nhưng chờ mãi mà không đến lượt dù cửa phòng khám vẫn liên tục có bệnh nhân ra vào. Tại sao lại như vậy? Dễ hiểu thôi vì có nhiều người có mối quan hệ, có tiền nên họ được ưu tiên khám trước.

Vì sao người Việt dù được đi đây, đi đó, tiếp cận với nếp sống văn minh ở nhiều nước nhưng về đến nước mình lại sẵn sàng làm một việc rất vô kỷ luật và không công bằng với mọi người xung quanh như vậy? Có thể lý giải bằng nhiều lý do nhưng dễ thấy nhất chính là do cơ chế làm việc “nhất thân, nhì quen” nên khiến nhiều người ỷ thế có tiền, không cần mất thời gian, công sức đến sớm để được phụ vụ sớm mà “đến sau được phục vụ trước”. Ngoài ra, cũng vì cơ chế mà nhiều việc, nhiều người dù tự làm được nhưng vẫn lo sợ và phải nhờ vả chỗ này, chỗ kia, anh A, chị B để công việc được giải quyết trơn chu, thuận buồm, xuôi gió. Và nhiều khi không nhờ được ai thì lại tìm đến các loại “cò”.

Có những việc đương nhiên là quyền lợi của mình, được pháp luật bảo vệ, công nhận, nhưng khi đi làm thủ tục pháp lý, mỗi người lại thập thò cái phong bì để làm cho nhanh, được như ý… Đơn cử như việc đi làm biển số xe ô tô, xe máy. Theo qui định thì chủ phương tiện đến làm các thủ tục về thuế, nghĩa vụ với Nhà nước thì đến nơi cấp biển số xe “bấm” biển. Thế nhưng, vì ngại xếp hàng, mất thời gian, thích biển số đẹp… nên nhiều người đi ngang, đi tắt để có được biển số đẹp. Thế là lại mất một khoản phí không đáng có. Hay như việc cấp chứng minh thư nhân dân, làm giấy khai sinh cho con, nhiều người cũng sẵn sàng chi tiền để làm nhanh, không bị gây khó dễ. 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”

Loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”

Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện của tâm lý chủ quan, lơ là, cần phải loại bỏ. Nếu không loại bỏ suy nghĩ, tâm lý chủ quan trên có thể dẫn đến những hệ lụy lớn đối với cá nhân cũng như hệ thống y tế của mỗi địa phương và cả nước…
Vui đón Tết bình an

Vui đón Tết bình an

Chỉ còn vài ngày nữa người dân cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ lễ, đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là thời điểm quan trọng trong tâm thức mỗi người Việt Nam, khi các thành viên trong gia đình được đoàn tụ bên nhau, tri ân tổ tiên.
Mượn danh văn hóa ẩm thực để “câu view”

Mượn danh văn hóa ẩm thực để “câu view”

LCĐT - Mạng xã hội trở nên phổ biến, từ người lớn đến trẻ em, ai là “tín đồ” của mạng xã hội đều không khó gặp những clip ẩm thực như bắt cá ở dưới ao rồi ăn sống ngay trên bờ, ăn nội tạng động vật ngay khi vừa giết mổ xong
“Giải cứu” - tốt nhưng cần cẩn trọng

“Giải cứu” - tốt nhưng cần cẩn trọng

LCĐT - Cuộc sống vốn dĩ luôn bộn bề với vô vàn mối quan hệ và vô vàn câu chuyện, vui có, buồn có, hạnh phúc có và khổ đau cũng có. Giữa sắc sống muôn màu, câu chuyện “giải cứu” luôn được nhiều người quan tâm.
Chúng ta muốn gì ở trẻ

Chúng ta muốn gì ở trẻ

LCĐT - Trẻ em là tương lai của dân tộc, là thế hệ kế tiếp phát huy truyền thống của cha ông. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, cha mẹ, ông bà mong muốn con cháu khôn lớn, nối nghiệp tổ tiên. Nhưng thế nào là khôn lớn?
fbytzltw