Cần có cái nhìn khách quan về việc chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân

LCĐT - Hiện nay, việc cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực nhà nước xin nghỉ việc, thôi việc, chuyển sang khu vực tư nhân có chiều hướng gia tăng, tạo thành làn sóng dịch chuyển lao động và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội, thậm chí có người cho rằng đang “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, đây chỉ là sự chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực tư nhân vì người lao động vẫn đang đóng góp cho sự phát triển của ngành, của địa phương, đất nước.

Việc chuyển dịch lao động này phản ánh được sự phát triển của xã hội, mang lại cơ hội việc làm nhiều hơn cho người lao động, nhất là khi chúng ta đang thực hiện việc xã hội hóa nhiều ngành nghề, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người dân. Từ góc nhìn của chuyển dịch lao động, bên cạnh mặt tích cực, đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi nhà quản lý và cơ quan chuyên môn cần có giải pháp hữu hiệu để giải quyết thấu đáo, tạo nên sự ổn định xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi địa phương, mỗi ngành và đất nước.

Cần có cái nhìn khách quan về việc chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân ảnh 1

Lĩnh vực y tế có nhiều lao động dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân.

Tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc, thôi việc, chuyển công tác

Một thời, trong suy nghĩ của nhiều người, việc xin được một suất "làm công ăn lương" trong các cơ quan hành chính nhà nước được coi như một sự kiện trong cuộc đời, bởi tính ổn định về thu nhập, cơ hội phát triển, cơ hội tiến thân. Nhưng đến nay, với xu thế phát triển của xã hội, quan niệm và suy nghĩ này đã thay đổi.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Nội vụ từ 28 cơ quan trung ương và 63 tỉnh, thành, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022 cả nước có gần 40 nghìn cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hoặc chuyển từ khu vực công sang tư (chiếm khoảng 2% tổng số cán bộ, công chức, viên chức); bình quân 1 năm có khoảng 15.820 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc. Tỷ lệ nghỉ việc so với tổng biên chế được giao là 0,8% (trong đó ở trung ương chiếm 18%, địa phương là 82%). Trong gần 40 nghìn người nghỉ việc có hơn 4.000 công chức, hơn 35.000 viên chức. Số nghỉ việc trong ngành giáo dục là gần 17 nghìn người, ngành y tế là trên 12 nghìn người,... Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổng hợp từ các tỉnh, thành phố cho thấy, trong số hơn 12 nghìn người thôi việc, bỏ việc có khoảng 70% là bác sỹ và điều dưỡng, trong đó khoảng trên 90% thuộc quyền quản lý của các sở y tế các tỉnh, thành phố. Số lượng lao động chuyển dịch từ khu vực công sang khu vực tư nhân nhiều chủ yếu tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi có nhiều cơ hội việc làm nhiều như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Long An, Đà Nẵng,…  

Tại Lào Cai, theo thống kê của cơ quan chuyên môn và tổng hợp số liệu từ các huyện, thị xã, thành phố, tính từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh có gần 200 người chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực tư (xin thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác); trong đó viên chức sự nghiệp giáo dục trên 160 người (chiếm khoảng 80%), số còn lại thuộc lĩnh vực y tế và một vài lĩnh vực khác. Một số địa phương có nhiều cán bộ, viên chức thuộc lĩnh vực giáo dục xin nghỉ việc, thôi việc là Sa Pa, Bát Xát, Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương, Bảo Yên,… Theo chia sẻ của các trường hợp xin nghỉ việc, thôi việc, chuyển việc thì lý do chủ yếu là địa bàn làm việc thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, áp lực công việc lớn, lương và thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống, sức khỏe không đảm bảo, tìm công việc mới phù hợp hơn,...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức, người lao động xin nghỉ việc. Theo các nhà quản lý, chuyên gia về lao động và việc làm có 3 nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, chính sách tiền lương chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống tối thiểu của cán bộ, công chức, người lao động trong khi điều kiện làm việc, áp lực công việc ngày càng cao. Trung ương, Chính phủ có nhiều nghị quyết nâng cao chế độ chính sách tiền lương, nhưng chế độ chính sách còn nhiều khó khăn so với nhu cầu cuộc sống. Thu nhập không cao và người ta thấy đóng góp, cống hiến, chi phí lao động của họ không được bù đắp bằng tiền lương và thu nhập. Thứ hai, công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt với đội ngũ chuyên gia chưa thực sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, những người có kiến thức chuyên môn, năng lực giỏi sang làm việc tại khu vực tư nhân với nhiều chính sách thu hút hơn. Thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ, nên tại các cơ quan, đơn vị, khối lượng công việc gia tăng, tạo sức ép ngày càng lớn cho người lao động. Thứ ba, do chủ quan, môi trường, điều kiện làm việc tại một số khu vực công chưa thật sự hấp dẫn, tạo cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức phát huy tốt năng lực.

Ngoài ra, qua tìm hiểu lý do xin nghỉ việc đối với một số trường hợp tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc là một bộ phận cán bộ trẻ, có trình độ nhưng lương thấp, áp lực công việc và địa bàn công tác xa, khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến đời sống và không có điều kiện, thời gian chăm sóc con và gia đình.

Cần có cái nhìn khách quan về việc chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân ảnh 2

Việc chuyển dịch môi trường làm việc từ công sang tư cũng là xu thế và ở góc độ nhất định cũng phù hợp với quy luật cung cầu, thị trường lao động.

Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới

Trước hết, cần nhìn nhận việc một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động xin nghỉ việc, thôi việc nhất là cán bộ hạn chế về năng lực, trình độ là điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị, địa phương có điều kiện tuyển dụng được đội ngũ có trình độ cao hơn, nhiệt tình, tâm huyết hơn với công việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời tinh giản được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Việc chuyển dịch môi trường làm việc từ công sang tư cũng là xu thế và ở góc độ nhất định cũng phù hợp với quy luật cung cầu, thị trường lao động. Hơn nữa, dù người lao động làm việc ở đâu thì cũng là phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp cho sự phát triển của ngành, địa phương, đất nước. Tuy nhiên, việc cán bộ, công chức, người lao động, nhất là người có trình độ cao, được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có năng lực, uy tín, kinh nghiệm chuyển khỏi khu vực công cũng đặt ra những vấn đề về môi trường làm việc, khả năng thu hút, giữ chân người giỏi, quản trị nhân sự khu vực nhà nước.

Để hạn chế, khắc phục tình trạng xin nghỉ việc, thôi việc, chuyển việc một cách vượt tầm kiểm soát, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng phục vụ khu vực hành chính công, thiết nghĩ các bộ, ngành cần chủ động, nghiên cứu, sớm đề xuất Chính phủ ban hành chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ, tạo sự hấp dẫn để giữ chân người tài phục vụ trong hệ thống chính trị. Trong khi chờ các giải pháp căn cơ, chiến lược ở tầm vĩ mô như cải cách tiền lương, chế độ đãi ngộ theo quy định, các đơn vị sử dụng lao động cần thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp sau:

Trước hết, cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động cần quan tâm, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ được đào tạo bài bản, cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm, đặc biệt thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức, tạo tư tưởng yên tâm làm việc trong khu vực nhà nước.

Hai là, người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động cần chú trọng cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội phát triển, gắn kết, gắn bó, ổn định của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích và tạo điều kiện làm việc thuận lợi, cơ chế, lương thưởng để người giỏi phát huy tốt nhất sở trường, năng lực, kinh nghiệm trong chuyên môn. Có cơ chế hỗ trợ, động viên, chia sẻ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người xa quê hương, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tạo sự yên tâm trong công tác.

Ba là, cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ trẻ; khuyến khích, tạo điều kiện để người lao động có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực làm việc một cách thiết thực, cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.

Bốn là, thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng cơ chế, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước để khuyến khích, động viên, thu hút được người giỏi, có uy tín tâm huyết, trách nhiệm, gắn bó với công việc chuyên môn.

Năm là, đối với các đơn vị sự nghiệp, nhất là các đơn vị sự nghiệp y tế (trừ đơn vị đặc thù) cần nhanh chóng xây dựng phương án tự chủ để giải phóng nguồn lực, tạo môi trường làm việc năng động, đáp ứng trang thiết bị, thu hút nhân tài, nhằm  phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội.

Việc chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực tư nhân cần có cái nhìn khách quan, nhiều giải pháp đồng bộ từ chính sách của nhà nước, trước hết là từ người quản lý của các cấp, các ngành, trong đó vai trò của người sử dụng lao động trực tiếp. Bởi vì, ngoài chính sách tiền lương thì môi trường làm việc hết sức quan trọng trong việc giữ chân người tài, xây dựng được môi trường làm việc chính quy, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 thiếu nhi, 64 tổng phụ trách Đội trên toàn quốc. Trong đó tỉnh Lào Cai vinh dự có 3 thiếu nhi tham dự liên hoan.

Tự hào là thanh niên xung phong

Tự hào là thanh niên xung phong

70 năm đã qua, nhưng dư âm về Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay. Hòa trong không khí cả nước hân hoan khúc tráng ca hào hùng của dân tộc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số thanh niên xung phong ngày ấy để nghe những câu chuyện của một thời đã qua.

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái, thuộc Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái, làm 7 người chết, 3 người bị thương, khiến dư luận bàng hoàng trước sự mất mát này. Sau 3 ngày xảy ra vụ việc, phóng viên Báo Nhân Dân trở lại đơn vị để làm rõ thông tin việc khẩn trương khắc phục hậu quả đáng tiếc trên.

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

Thiệt hại hơn 700 triệu đồng do mưa dông tại Văn Bàn

Thiệt hại hơn 700 triệu đồng do mưa dông tại Văn Bàn

Vào khoảng 18 giờ 40 phút, chiều tối 24/4, trên địa bàn huyện Văn Bàn xuất hiện mưa dông cục bộ (có kèm theo mưa đá tại thị trấn Khánh Yên) gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của Nhân dân. Theo thống kê sơ bộ, trận mưa dông đêm qua gây thiệt hại khoảng 720 triệu đồng.

Chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2024 cùng hành trình về với Điện Biên Phủ

Chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2024 cùng hành trình về với Điện Biên Phủ

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, sáng 25/4, tại Khu di tích Soi Lần, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức Chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2024 với hành trình về với Điện Biên Phủ. Tại chương trình diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa.

Thực hiện đúng quy trình ở mọi khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thực hiện đúng quy trình ở mọi khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24/4, học sinh cả nước bắt đầu thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi, đây là một bước quan trọng chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Để kỳ thi an toàn, hiệu quả, chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều lưu ý trong quá trình triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

fb yt zl tw