Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

Theo thống kê sơ bộ từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn từ ngày 22 - 26/5 (tính đến 13 giờ ngày 26/5) đã gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.

Mưa lớn khiến nhiều diện tích lúa và ngô của người dân tại huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) bị gãy đổ. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN
Mưa lớn khiến nhiều diện tích lúa và ngô của người dân tại huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) bị gãy đổ. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN

Mưa lớn đã làm 1 người bị thương (do sét đánh) ở Cao Bằng, 28 nhà bị thiệt hại (Tuyên Quang 23, Lào Cai 2, Cao Bằng 1, Bắc Kạn 2); 199,9 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại (Tuyên Quang 159,8 ha; Lào Cai 2,3 ha, Yên Bái 5 ha, Cao Bằng 2,8 ha, Bắc Kạn 30 ha); 102 con gia súc, gia cầm bị chết, nhà vệ sinh của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Xuân Lập (huyện Lâm Bình) bị sạt ta luy âm (Tuyên Quang); 56 vị trí đường giao thông tại Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang bị sạt lở nhỏ với tổng khối lượng 5.883m3; 136m kênh mương bị hư hỏng (Tuyên Quang; Lào Cai)...

Hà Tĩnh là địa phương bị thiệt hại nặng nề với 450 nhà bị ngập (hiện nay nước đã rút); 2.220 ha lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng, 397 ha cây trồng khác bị ảnh hưởng; 2.076 tấn lúa thu hoạch bị ướt; 12.227 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 10m đập của hồ Đập Hà bị sạt lở; 3 tàu cá nhỏ bị hư hỏng, 80m tường rào bị đổ…

Cùng với đó, tại tỉnh Lào Cai, mưa lớn khiến tuyến đường Nậm Mả - Tà Chủ (huyện Văn Bàn) sạt lở taluy âm 1 vị trí dài khoảng 25m, sạt gẫy sâu vào mặt đường khoảng 0,5m. Tuyến đường Nậm Trang (xã Nậm Mả, huyện Văn Bàn) sạt lở taluy âm 1 một vị trí dài khoảng 15m, sạt gẫy sâu vào mặt đường khoảng 0,5m. Đặc biệt, mưa thượng nguồn đã gây lũ dồn về suối Sim San cuốn trôi cầu tạm Sim San, xã Y Tý (huyện Bát Xát); 3 thôn Sim San 1, Sim San 2 và Hồng Ngài tạm thời bị chia cắt; hơn 1,61 ha lúa, quế, thủy sản tại xã Trì Quang (huyện Bảo Thắng) và xã Nậm Mả (huyện Văn Bàn) bị thiệt hại..., ước tổng thiệt hại là trên 550 triệu đồng.

Mưa lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã làm sạt lở, ách tắc nhiều đoạn đường Quốc lộ 2C, Quốc lộ 279; Quốc lộ 2 bị ngập úng và bùn đất chảy lấp kín nền mặt đường khiến người và phương tiện đi lại khó khăn. Một số công trình cấp nước bị hư hỏng, bục vỡ đường ống dẫn nước, làm gián đoạn hoạt động cấp nước tại các xã Phúc Yên, Lăng Can (huyện Lâm Bình); xã Kim Quan (huyện Yên Sơn); các xã Nhân Mục, Thái Sơn (huyện Hàm Yên)… Ước tính giá trị thiệt hại gần 3,9 tỷ đồng.

Đối với tỉnh Nghệ An, mưa lớn kéo dài đã làm tuyến đường từ thị trấn Mường Xén đi các xã Tà Cạ, Mường Típ và Mường Ải xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại khu vực giáp ranh giữa bản Xốp Khăm và bản Xốp Típ. Khối lượng lớn đất đá từ sườn núi đổ xuống, chắn kín mặt đường, gây khó khăn cho việc di chuyển.

Trên địa bàn huyện Chợ Mới và huyện Châu Thành, tỉnh An Giang liên tục xảy ra các vụ sạt lở bờ sông, kênh. Theo đó, ngày 22/5 tại cặp tuyến bờ rạch Ông Chưởng (thuộc ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới) sát mép Đường tỉnh 946 xảy ra sạt lở dài khoảng 20 mét, khiến 1 căn nhà của người dân có nguy cơ đổ sụp xuống rạch Ông Chưởng. Đoạn sạt lở trên này nằm trong cảnh báo sạt lở nguy hiểm của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh. Cùng ngày, trên địa bàn tổ 3, ấp An Thị, xã An Thạnh Trung (huyện Chợ Mới) xảy ra sụt lún tuyến đường vàm Cái Hố với chiều dài khoảng 30m, ăn vào nửa tim đường, phần sụt lún nằm sâu khoảng 0,8 mét. Hai vụ sạt lở không thiệt hại về người, nhưng gây thiệt hại 1 căn nhà và 1 tuyến đường dân sinh, với khoảng 1,5 tỷ đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền các địa phương đã đến động viên, thăm hỏi gia đình có người bị thương, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng ảnh hưởng thiên tai khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, đời sống.

Đối với 2 vụ sạt lở trên, ngành chức năng và chính quyền huyện Chợ Mới đã căng dây, cắm biển cảnh báo, di dời tài sản, di tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn. Đồng thời, UBND huyện Chợ Mới chỉ đạo các phòng đơn vị có liên quan và UBND xã Long Kiến tiếp tục bố trí lực lượng trực theo dõi diễn biến sạt lở.

Người dân vớt bèo cứu lúa xuân ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ảnh: Công Tường/TTXVN
Người dân vớt bèo cứu lúa xuân ở xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ảnh: Công Tường/TTXVN

Để tiếp tục chủ động ứng phó với các diễn biến thiên tai được dự báo phức tạp trong thời gian tới, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục chủ động triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất theo Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 2254/BNNMT-ĐĐ ngày 20/5/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Tỉnh Hà Tĩnh triển khai ngay các biện pháp ứng phó mưa lớn, lũ, ngập lụt và tổ chức khắc phục hậu quả do mưa lớn.

Các tỉnh, thành phố ven biển khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh trên biển.

Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bạn đọc với Báo Lào Cai

Bạn đọc với Báo Lào Cai

Trong suốt những năm qua, Báo Lào Cai đã trở thành kênh thông tin quan trọng giúp bạn đọc trong và ngoài tỉnh nắm bắt kịp thời các sự kiện đang diễn ra hằng ngày; là “cầu nối” chuyển tải thông tin giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; là nơi để người dân gửi niềm tin và nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị với các cấp ủy, chính quyền.

Những người kể chuyện nơi miền biên viễn

Những người kể chuyện nơi miền biên viễn

Lào Cai - vùng đất biên giới Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa phong phú, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng. Để phản ánh kịp thời hoạt động của địa phương, phóng viên thường trú tại Lào Cai đóng vai trò quan trọng, là cầu nối thông tin giữa địa phương với cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Lào Cai.

Ngày thường ở tòa soạn

Ngày thường ở tòa soạn

Báo Lào Cai hiện hội tụ đủ các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, điện tử và nền tảng số - cùng hoạt động nhịp nhàng trong một guồng quay liên tục. Tất cả vì mục tiêu đưa thông tin nhanh, đúng, đủ và sinh động nhất đến với khán, thính giả và độc giả. Thế nên, công việc thường ngày của những người làm báo tại tòa soạn, sôi động, áp lực nhưng cũng đầy đam mê và trách nhiệm.

Hội cựu giáo chức tỉnh nhận bức trướng của tỉnh trao tặng

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai

Sáng 20/6, Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai (2005 - 2025). Dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Lý Bình Minh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Hội Cựu giáo chức Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Gieo thêm những mùa vàng

Gieo thêm những mùa vàng

Trong dòng sông sự kiện của Báo Lào Cai hòa vào biển thông tin báo chí truyền thông của cả nước, luôn có những mạch ngầm, những con suối nhỏ đổ vào - chính là đội ngũ cộng tác viên thân quý, họ được ví như “những người gieo hạt trên cánh đồng xa”.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

fb yt zl tw