Sơn Hải: Người dân lo lắng vì hồ thủy lợi sửa chữa dở dang

Mặc dù mấy ngày qua trên địa bàn xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng đã có mưa rào rải rác, nhưng người dân vẫn đang rất lo lắng khi công tác thi công sửa chữa 2 hồ thủy lợi An Tiến và Đồng Tâm vẫn đang dang dở, nên chưa thể thực hiện phương án tích nước phục vụ tưới tiêu cho nhiều diện tích lúa chiêm xuân. Nếu không đẩy nhanh tiến độ các hạng mục để sớm tích nước thì nguy cơ thiếu nước phục vụ tưới tiêu sẽ xảy ra cả vụ mùa sắp tới.

T3.jpg

Nhiều diện tích lúa thiếu nước

Những ngày qua, chính quyền xã Sơn Hải “đau đầu” tìm phương án lấy nước phục vụ tưới tiêu cho hàng chục ha lúa chiêm xuân đang ở giai đoạn làm đòng, trổ bông. Tuy nhiên, mực nước ở 2 hồ thủy lợi An Tiến và Đồng Tâm nằm trên địa bàn xã đã cạn kiệt do trước đó đơn vị thi công tháo cạn nước để sửa chữa, nâng cấp.

Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng lúa nằm ngay ven bờ sông Hồng, chị Trần Thị Lan, Trưởng thôn An Tiến cho biết: Nếu cứ nắng hạn kéo dài thì các hộ sẽ thất thu vụ lúa chiêm xuân này!

Những ngày qua, bà Bùi Thị Tuyết (thôn An Tiến) phải bỏ nhiều công sức để ra đồng túc trực lấy nước đưa vào những chân ruộng đang khô nẻ của gia đình. Nguồn nước bơm từ hồ thủy lợi về rất hạn chế nên cách vài ngày, ruộng lúa của gia đình bà mới lấy được nước 1 lần. Chờ nước lâu nên chân ruộng đã khô, cây lúa bắt đầu bị ảnh hưởng. Bà Tuyết cho biết, vụ chiêm xuân năm nay gia đình bà cấy 4 sào lúa ở cánh đồng thôn An Tiến. Lúa đang giai đoạn làm đòng và chuẩn bị trổ bông nên rất cần nước tưới. Nếu như thời gian tới tiếp tục không có nước thì nguy cơ mất mùa cao.

z4291083648035_074a2fc51b6e783dc012f94a5326ff5e.jpg

11 giờ trưa, khi mọi người nghỉ tránh nắng thì bà Nguyễn Thị Phú - người dân thôn Nam Hải - lại ra đồng canh nước. Nguyên do là khu ruộng lúa của gia đình bà nằm ở cuối kênh dẫn nên khó có nước, phải chờ các hộ lấy nước xong thì bà mới lấy được. Bà Phú cho biết, hồ An Tiến cạn kiệt, ruộng đã khô hạn mấy ngày, nếu thiếu nước kéo dài và không có mưa, lúa sẽ héo vàng, không thể cứu vãn.

Theo thông tin từ UBND xã Sơn Hải, vụ chiêm xuân năm nay, xã có gần 50 ha lúa, trong đó có hơn 20 ha của 4 thôn An Tiến, Nam Hải, Đồng Tâm và Cố Hải phụ thuộc vào nguồn nước tưới của 2 hồ thủy lợi Đồng Tâm và An Tiến. Hiện nay, một phần diện tích lúa đang thiếu nước phải bố trí lấy nước luân phiên, nhưng lượng nước còn lại để phục vụ tưới tiêu cũng rất ít, chỉ đủ bơm trong vài ngày.

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Tuấn Khơi, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hải cho biết: Chính quyền xã đã yêu cầu đơn vị thi công bố trí tại mỗi hồ 2 máy bơm để bơm nước phục vụ tưới cho hơn 20 ha lúa. Tuy nhiên, các nhà thầu chỉ bố trí mỗi hồ 1 máy bơm điện công suất 1,1 kW nên lượng nước bơm về đồng rất ít. Xã đã phải thuê thêm 2 máy bơm điện loại 1,5 kW để bơm tăng cường. Dẫu vậy, hiện nguồn nước ở 2 hồ thủy lợi trên đã gần cạn kiệt, nếu trong vài ngày nữa không có mưa thì diện tích lúa của 4 thôn sẽ bị khô hạn và nguy cơ mất mùa rất lớn.

Cần sửa chữa nhanh để tích nước

Sau thời gian đưa vào sử dụng, đầu năm 2022, Ban Quản lý dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai sửa chữa 2 công trình hồ thủy lợi Đồng Tâm và An Tiến theo nội dung Tiểu dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập WB8” tỉnh Lào Cai. Đến khoảng tháng 4/2022, các đơn vị thi công đã tháo cạn nước hồ để phục vụ sửa chữa. Hiện một số hạng mục vẫn dang dở nên các hồ không thể tích nước phục vụ tưới tiêu.

z4291083646888_a44db498fe1c0d852249f72e75fa26e5.jpg

Cuối tháng 4, có mặt tại hồ thủy lợi An Tiến, phóng viên ghi nhận các nhà thầu đã dừng thi công, mực nước đang cạn dưới mép cống cấp nước cho hệ thống thủy lợi. Trong lòng hồ còn một lượng lớn đất, đá mà đơn vị thi công dùng để đắp đê quai phục vụ sửa chữa đập chính chưa được đưa lên bờ để vận chuyển đi. Cùng với đó, xung quanh bờ hồ có một số điểm đất ở taluy dương trong quá trình thi công nền đường vận hành hồ bị sạt xuống cũng chưa được đào lên.

Anh Nguyễn Công Lực, người dân sống phía dưới chân đập phản ánh: Hiện tại, trong hệ thống kênh dẫn nước của tràn xả lũ đoạn qua địa bàn thôn có chỗ sâu 3 m tính từ mặt kênh xuống đáy chưa có nắp và lan can bảo vệ. Vào mùa mưa, đây có thể trở thành cái bẫy nguy hiểm cho người và gia súc. Người dân đề nghị chủ đầu tư bổ sung nắp kênh và lan can cảnh báo.

Đại diện Ban Quản lý dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập cho biết: Trước kiến nghị của người dân và chính quyền xã, ngày 13/4, đoàn công tác của ban và huyện Bảo Thắng cùng đại diện chính quyền xã Sơn Hải đã kiểm tra thực trạng việc thi công 2 công trình hồ Đồng Tâm và An Tiến để đánh giá đúng thực tế và có phương án yêu cầu các nhà thầu thi công khắc phục thiếu sót, có kế hoạch cải thiện tình trạng thiếu nước, phục vụ sản xuất. Thời gian tới, ban sẽ tăng cường giám sát và đôn đốc đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc.

z4291083641481_1c71f898d84d78d36a6f7950782a8630.jpg

Những ngày vừa qua trên địa bàn đã có mưa, góp phần "giải khát" cho những chân ruộng thiếu nước. Tuy nhiên, trước thực tế hồ đập chưa hoàn thiện để tích nước, nhiều người dân cho rằng hơn 20 ha lúa của xã Sơn Hải chỉ có thể chờ may rủi từ “nước trời”, bởi 2 hồ thủy lợi gần như không còn nước. Điều họ mong muốn lúc này là đơn vị thi công và chính quyền địa phương đẩy nhanh việc hoàn thiện các hạng mục, sớm tích nước cho các hồ thủy lợi để phục vụ tưới tiêu cho những cánh đồng chờ nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

"Sơn ngư" trên đỉnh Dền Sáng

CÁ TẦM NẶNG HƠN 50KG NGỠ CHỈ LÀ CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG NHƯNG LẠI CÓ THẬT Ở MỘT TRANG TRẠI NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH TRÊN ĐỈNH DỀN SÁNG. 6 CON CÁ TẦM, MỖI CON NẶNG HƠN 50KG ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI ĐÂY, NGOÀI RA CÒN VÀI TRĂM CON NẶNG TỪ 10KG TRỞ LÊN. CHỦ TRẠI CÁ LÀ LÃO NÔNG U70 CÓ NIỀM ĐAM MÊ VỚI CÁ NƯỚC LẠNH, ÔNG GỌI CHÚNG LÀ “SƠN NGƯ” KHỔNG LỒ.

Hình ảnh người dân xã Tân Lĩnh đan rọ tôm.

Đan rọ tôm - Nghề của “người miền núi làm việc miền xuôi”

Nơi núi non trùng điệp ôm ấp những bản làng yên bình, có một nghề thủ công đã tồn tại suốt hơn ba thập niên, đó là nghề đan rọ tôm. Tại vùng đất trước kia gọi là Phan Thanh - một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cũ, nay thuộc xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai, nghề truyền thống này giúp hơn trăm hộ dân có nguồn thu nhập ổn định.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Triển vọng phát triển kinh tế từ cây chè dây

Từng là cây mọc tự nhiên trong rừng, nay chè dây đã được người dân xã Nậm Pung (Bát Xát) đưa về trồng tại vườn nhà, bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Nhờ sự hỗ trợ giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm từ doanh nghiệp, cây chè dây đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho xã vùng cao này.

fb yt zl tw