Lùng Vai: Căng mình chống hạn

Tình trạng hạn hán kéo dài khiến nhiều diện tích lúa xuân và cây hoa màu đang héo hắt vì ruộng đồng nứt nẻ; cùng với đó, hàng nghìn hộ dân đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.


Thời tiết nắng nóng, trời không có mưa kéo dài nhiều tháng nay, khiến mực nước tại các khe suối, hồ thủy lợi, thậm chí ao của người dân ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương đang cạn kiệt. Tình trạng hạn hán kéo dài khiến nhiều diện tích lúa xuân và hoa màu đang bị héo úa, ruộng đồng nứt nẻ. Cùng với đó, hàng nghìn hộ dân đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Đến xã Lùng Vai những ngày này, đi đâu cũng thấy người dân bàn chuyện đi lấy nước ăn ở đâu, canh nước ruộng thế nào. Mọi hoạt động của đời sống bị đảo lộn vì nhà nhà, người người phải vật lộn với công việc chống hạn. Nhà nào cấy lúa vụ xuân thì phải phân công nhau đi khơi rãnh, trực lấy nước hoặc dùng máy bơm hút nước từ khe suối, từ ao về ruộng cứu lúa.

Có mặt tại hồ thủy lợi thôn Tảo Giàng (nơi cung cấp nước tưới cho hơn 25 ha lúa dưới chân đập), Phó Chủ tịch xã Lùng Vai, Vàng Việt Trung lắc đầu ngao ngán: Mực nước giảm mạnh từ độ sâu hơn 5m giờ xuống chỉ còn gần 1m. Ngoài ra, 9/11 công trình cung cấp nước sinh hoạt của xã cũng đang trong tình trạng cạn kiệt nước nghiêm trọng từ nhiều ngày qua. Hiện tại, hàng chục ha ruộng lúa của người dân các thôn Bồ Lũng, Giáp Cư, Trung Tâm, Lùng Vai, Tảo Giàng đã nứt nẻ, có thể chạy bộ trên ruộng. Người dân muốn dùng mọi biện pháp cứu lúa nhưng không ở đâu có nước để lấy.

V2.jpg

Đang miệt mài bốc những nắm bùn để bịt lỗ thủng của mương nước tại cánh đồng thôn Tảo Giàng, bà Vương Thị Kim, lo lắng chia sẻ: Cả tuần nay, gia đình tôi mất ăn mất ngủ để ra đồng canh nước đưa về ruộng. Nếu trời tiếp tục không có mưa, chỉ một hai ngày nữa, ruộng lúa của gia đình sẽ không còn cơ hội cho thu hoạch. Mấy chục năm qua, bây giờ tôi mới thấy xảy ra đại hạn như vậy.

Đến thôn Bồ Lũng, chúng tôi thấy nhiều diện tích ngô ở đây cũng đang trong cảnh héo lá chờ mưa. Theo người dân địa phương, mọi năm, dịp này ngô đã phun râu và lên cao vượt đầu người. Nhưng năm nay hạn hán, từ lúc trồng đến nay chưa có mưa, nên cây ngô còi cọc không lên nổi. T Thậm chí bây giờ nhiều ruộng ngô đã héo lá.

Anh Vương Đức Tiến, thôn Bồ Lũng cho biết: Hạn hán kéo dài đã khiến cho diện tích lúa (hơn 3 sào) và ngô (0,3 ha) của gia đình đang héo đi từng ngày. Dù đã cố gắng tìm nguồn nước để bơm về nhưng ngặt nỗi các khe, suối, hồ, ao đều trong thôn đã cạn khô, đành bất lực chờ nước trời. Nếu một vài ngày nữa trời không mưa thì coi như vụ này trắng tay.

Theo thống kê, xã Lùng Vai hiện có 92 ha lúa vụ xuân, 1.057 ha chè, 300 ha ngô và 300 ha cây giống khác đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Những ngày vừa qua, đến bất kỳ thôn nào trong xã, dù đêm hay ngày đều gặp cảnh người dân đua nhau đi chia nước, canh lấy nước. Bên sườn đồi, dưới chân ruộng, người dân ngồi trực nước suốt ngày đêm. Để có nước chống hạn cho lúa, nhiều hộ dân còn chấp nhận vét ao, bán cá non (cá chưa đến kỳ thu hoạch) để bơm nước cứu lúa, song cũng chỉ như muối bỏ bể. Vì các chân ruộng nứt nẻ, nước bơm về đến đâu thấm hết đến đó.

Qua quan sát của phóng viên, những cánh đồng lúa đang khô kiệt nước, thậm chí có khu ruộng nứt nẻ, lúa đã héo. Trong khi đó, cây ngô và các cây giống khác cũng đã bắt đầu héo vàng. Thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài, không có mưa, nhiều diện tích cây trồng có nguy cơ chết khô trên diện rộng.

V3.jpg

Không chỉ thiếu nước phục vụ sản xuất mà nước phục vụ sinh hoạt cũng đang thiếu nghiêm trọng. Chúng tôi ngược dốc lên bể chứa nước đầu nguồn của xã Lùng Vai, tình trạng cũng không khả quan hơn khi nước từ khe núi chảy vào bể chứa rất ít, trong khi mực nước trong bể đã cạn đến đáy không thể cấp cho hệ thống phía dưới. Được biết, đây là hệ thống cấp nước sinh hoạt cho gần 500 hộ dân các thôn phía dưới trung tâm xã.

Chị Vương Thị Hiền, thôn Tảo Giàng, cho biết: Nhiều ngày nay, gia đình chị phải dùng xe máy mang can nhựa đến đoạn suối cách nhà gần 5 cây số để lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Đời sống vốn đã khó khăn giờ thêm chật vật, vì phải mất thêm tiền mua xăng, dùng xe máy chở nước và máy bơm tưới cho cây lúa.

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, toàn xã Lùng Vai có gần 1.000 hộ dân đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt, tập trung nhiều nhất tại các thôn Bồ Lũng, Giáp Cư, Trung Tâm, Lùng Vai, Tảo Giàng.

V5.jpg

Trước tình trạng trên, để chủ động chống hạn, lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, UBND xã Lùng Vai lên phương án điều tiết nước hồ chứa Tảo Giàng và các công trình thuỷ lợi tại các thôn để ưu tiên nước tưới cho diện tích hạn nặng và điều tiết việc cấp nước sinh hoạt luân phiên.

Theo đó, đối với hồ chứa Tảo Giàng, UBND xã chỉ đạo tổ quản lý vận hành phối hợp với tổ thuỷ nông của thôn thực hiện điều tiết nước ở mức vừa đủ để tưới tiêu và chỉ tháo nước từ hồ ra kênh thủy lợi vào ban ngày (từ 6h - 18h) để đảm bảo người dân có thể lấy nước một cách triệt để… Xây dựng thêm đập phụ ở bên dưới đập của công trình thuỷ lợi thôn Bồ Lũng để tận thu nước thừa từ đầu nguồn về để bổ sung cho diện tích ruộng phía dưới…

Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, UBND xã đã lập các tổ công tác, về các thôn họp dân để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các phương án cấp nước mà xã đã xây dựng, thực hiện đúng lịch lấy nước của từng thôn, từng khu ruộng; sửa chữa hệ thống mương máng để tránh thất thoát nước.

Đối với việc cấp nước sinh hoạt, của các thôn, UBND xã thống nhất với Công ty TNHH dịch vụ cấp nước Lào Cai tổ chức điều tiết nước bằng cách lấy nguồn nước bổ sung từ hệ thống thủy lợi đưa về bể lắng, sau đó xử lý để cấp vào hệ thống phục vụ nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

fb yt zl tw