Ngút ngàn “vùng đất cây nghệ”

LCĐT - Chúng tôi lên Si Ma Cai theo lời hẹn với anh Lý Seo Vảng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy. Đến huyện, anh Vảng đưa chúng tôi đi ngay về xã Sín Chéng, đây là một điển hình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của vùng cao núi đá Si Ma Cai.

Sín Chéng có những tên thôn, bản mang ý nghĩa rất thú vị, nhiều người chỉ biết gọi tên theo ngôn ngữ hành chính, còn ý nghĩa ẩn sau nó, cần phải dịch ra mới hiểu được. Cũng may, vì được tới đây nhiều lần, hỏi chuyện già làng, trưởng bản và cán bộ xã, nghiên cứu dư địa chí, lại có anh bạn học thời cấp ba là người bản địa quê gốc Sín Chéng, nên một số tên thôn, bản được chúng tôi cùng dịch và hiểu với nhau. Xưa, người Mông gọi vùng đất này là "vùng đất cây nghệ" đoán ý, thì chắc ngày mới lập bản định cư, vùng này rất nhiều cây nghệ mọc tự nhiên. Rồi dần dần, đặc điểm ở mỗi cụm lại được đặt tên mang tính khái quát hóa, như Ngải Phóng Chồ, nghĩa là "vách đá ong"… Hiểu được ý nghĩa địa danh sẽ hiểu thêm nhiều về truyền thống và đặc điểm của vùng đất. Lan man trên chặng đường chạm trần mây, thoáng đã gần tới trung tâm cụm xã Sín Chéng. Chúng tôi bị tắc đường, xe không qua được một đống vật liệu xây dựng mà xe tải vừa đổ ngay gần cổng trường mầm non của xã. Tắc đường nhưng mà vui, bởi anh cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy đi cùng giải thích ngay: Đây là vật liệu làm đường giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỉnh thì cấp xi măng, huyện thì cấp cát. Vậy là chúng tôi xuống xe, tiếp tục đi bộ tới trụ sở xã, anh Thào Xuân Thành, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã đang đợi vì hẹn trước kế hoạch làm việc rồi.

Cán bộ huyện và xã kiểm tra tình hình làm đường GTNT ở thôn Sín Chải, xã Sín Chéng.

Cán bộ huyện và xã kiểm tra tình hình làm đường GTNT ở thôn Sín Chải, xã Sín Chéng.

Cuộc trao đổi giữa chúng tôi cởi mở như những người bạn khá lâu gặp lại, không mang tính hình thức như buổi làm việc giữa lãnh đạo địa phương với báo chí. Không phải phân ngôi chủ - khách, cũng không cần phải văn bản, báo cáo gì. Thào Xuân Thành sinh năm 1973, về tuổi đời thì cũng không còn trẻ, nhưng vẫn tràn trề sinh lực và khát vọng cống hiến xây dựng quê hương. Lớn lên ở đây, được đi học và đào tạo bài bản, Thành có nguyện vọng trở về công tác tại quê nhà. Qua rèn luyện trong công tác và cuộc sống, Thành được cấp trên tin tưởng, địa phương tín nhiệm, nên được bầu giữ chức vụ chủ chốt ở xã. Đồng chí Bí thư kiêm Chủ tịch này cho chúng tôi hay những thông tin về công cuộc xây dựng nông thôn mới hết sức rành mạch, hứng khởi.

Sín Chéng tự hào vì là trung tâm cụm xã, được tỉnh và huyện triển khai nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo. Công cuộc xây dựng nông thôn mới đã triển khai được hơn 1 năm và Sín Chéng đã hoàn thành 7 trên 19 tiêu chí, đó là Quy hoạch và sử dụng quy hoạch; Điện nông thôn; chợ nông thôn; thủy lợi; y tế; hệ thống chính trị cơ sở; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Năm 2012 này, xã quyết tâm hoàn thành thêm 3 tiêu chí: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ sở vật chất giáo dục - văn hóa; tổ chức sản xuất. Theo lộ trình, sang năm 2013, Đảng bộ và nhân dân Sín Chéng sẽ phấn đấu hoàn thành thêm 3 tiêu chí; năm 2014 thêm 4 tiêu chí; và tới năm 2015 sẽ hoàn thành các tiêu chí còn lại, trở thành xã nông thôn mới tiên phong của huyện. Cụ thể hơn, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được quán triệt trong Đảng bộ xã, tới từng đảng viên và nhân dân. Sín Chéng có 57 đảng viên, tuy còn 4 thôn chưa có chi bộ, nhưng không thôn nào "trắng" đảng viên. Công tác Đảng gắn với xây dựng nông thôn mới bằng biện pháp mỗi bí thư chi bộ thôn, bản đều tham gia làm nòng cốt ở tổ phát triển thôn, bản mình. Mỗi đảng viên đều gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, từ vận động quần chúng đến tham gia trực tiếp hiến đất, làm đường, làm thủy lợi, tích cực lao động sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Bởi vậy, ở Sín Chéng, vai trò của từng đảng viên được phát huy, người dân nhìn vào đó để học tập và làm theo. Đơn cử như đảng viên Thào A Vần ở thôn Mào Sao Chải, là tấm gương sáng cho bà con trong thôn noi theo. Ông Vần đi đầu trong việc chuyển đổi đất nương sang trồng cây thuốc lá có hiệu quả kinh tế cao. Bản thân ông và gia đình luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lại cần cù, chăm chỉ lao động, vừa tổ chức sản xuất trong gia đình một cách khoa học, hợp lý, vừa tích cực tham gia việc của cộng đồng. Song song với làm kinh tế gia đình, ông Vần còn vận động bà con giữ gìn bản sắc văn hóa, vận động cho trẻ em đến trường, gia đình cho con đi học chữ, được tặng nhiều giấy khen, bằng khen học sinh giỏi, treo trên vách sáng cả ngôi nhà. Ông Vần còn được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về thành tích trong Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"… Rất vui là, trong các thôn, bản ở Sín Chéng đều có những đảng viên nêu cao phẩm chất và trách nhiệm như ông Thào A Vần, đặc biệt là trong giai đoạn phát huy vai trò đảng viên tiên phong gương mẫu xây dựng nông thôn mới.

Chuyện "làm ăn, làm mặc" ở Sín Chéng cũng có nhiều điều mới và hay. Nếu như trước đây bà con thấy những vật nuôi, cây trồng quen thuộc chỉ mang tính tự cung tự cấp, thì nay quan niệm đã khác hẳn. Người Mông có nông sản truyền thống là bí đỏ, là thứ rau thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày, thì nay đã trở thành đặc sản và đang tiến tới sản xuất hàng hóa. Gừng cũng vậy, rồi cả chuyện giống vịt. Tưởng là nhỏ, nhưng mà không hề nhỏ đâu nhé, bởi giống vịt của bà con Sín Chéng vẫn nuôi để làm "con rau bơi" - như cách nói đùa - bấy lâu, giờ qua nghiên cứu, đã được Trung tâm Giống vật nuôi của Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, đánh giá rằng đây là nguồn gien thuần chủng hiếm có. Dự án nuôi vịt lấy trứng hàng hóa đã được triển khai, 50 hộ đang được dự án cho xây dựng mô hình. Trứng vịt Sín Chéng mang đi giới thiệu ở các hội chợ thì bao nhiêu cũng hết. Cùng với nuôi vịt đẻ trứng, thì tới đây, dự án sẽ cấp cho 20 hộ, mỗi hộ một máy ấp trứng để bảo tồn nguồn giống quý.

Chúng tôi xuống thôn Sín Chải đang làm đường giao thông liên thôn theo chương trình hạ tầng nông thôn mới. Xe ô tô đi được một đoạn ngắn thì lại một lần nữa tắc đường do máy xúc đang thi công xây dựng cây cầu mới. Tắc đường mà vui lắm. Lại một lần nữa chúng tôi đi bộ về thôn, dọc đường, chuyện nở như ngô rang, nụ cười luôn tươi trên gương mặt cán bộ huyện, xã và bà con đang làm đường. Người dân ở thôn Sín Chải háo hức và nhiệt tình với công cuộc xây dựng nông thôn mới, riêng với tiêu chí đường giao thông nông thôn, chẳng cần nói ra bằng lời, họ cùng nhau tập trung bỏ công sức ra phá đá, san nền đường, thậm chí góp tiền để mua máy nghiền đá, máy trộn bê tông. Chiếc máy mà chúng tôi thấy mấy thanh niên bản Sín Chải vận hành đổ bê tông trên đường liên thôn có giá là 42 triệu đồng do bà con trong thôn góp tiền để mua một cách hoàn toàn tự nguyện. Tinh thần này của bà con Sín Chéng còn thể hiện trong nhiều việc khác nữa, tất cả nhằm xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn.

Chúng tôi cảm nhận được không khí hồ hởi, phấn khởi tràn đầy trong cuộc sống vùng cao nơi này. Không khí đó hiển hiện trên các công trình đường giao thông nô nức người dân tham gia thi công, bê tông hóa con đường để đi lại thuận tiện nhằm đẩy mạnh giao thương, cho đời sống kinh tế - văn hóa ngày thêm khởi sắc. Rồi chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyện hoàn thành tiêu chí giáo dục; chuyện đảm bảo trật tự trị an… Nhưng những việc đó mới chỉ là một phần bề nổi, mắt thấy tai nghe. Còn âm thầm nhưng vô cùng sâu sắc, thì đó là cuộc vận động chuyển mình từ trong ý thức mỗi cán bộ, đảng viên đến từng người dân vùng cao Sín Chéng. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đã mở cho các vùng cao nói chung, Sín Chéng nói riêng hướng đi vững chắc để xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu bền vững trên quê hương ngút ngàn mây núi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw