Người thắp lửa di sản khắp nôm

LCĐT - Nghệ nhân ưu tú Hoàng Thị Quản, người Tày thôn Làn 1, xã Khánh Yên Trung (huyện Văn Bàn) từ lâu là người thầy truyền lửa, phổ biến di sản văn hóa phi vật thể khắp nôm trong cộng đồng. Gần 40 năm góp phần trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể người Tày trên địa bàn, bà đã dìu dắt, hướng dẫn hơn 200 học viên thông thạo các làn điệu khắp nôm và các bài múa dân gian.

Bà Hoàng Thị Quản và các thành viên Câu lạc bộ Khắp nôm Khánh Yên Trung trong buổi luyện tập.
Bà Hoàng Thị Quản và các thành viên Câu lạc bộ Khắp nôm Khánh Yên Trung trong buổi luyện tập.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Tày, bà được truyền thụ mạch nguồn văn hóa từ mẹ, bà qua lời ru, câu hát ngày thường và ngày hội. Lớn lên, bà rất thích hát nôm, bởi ca từ khắp nôm rất gần gũi với đời thường, dễ thuộc, dễ nhớ. Từ năm 1980, với cương vị là Phó Bí thư Chi đoàn thôn, bà đã tập hợp đoàn viên, thanh niên thành lập đội văn nghệ của thôn.

Năm 1992, là Chi hội trưởng phụ nữ thôn, bà đã vận động chị em thành lập đội văn nghệ do chính bà trực tiếp hướng dẫn. Mỗi năm, đội văn nghệ duy trì từ 10 đến 15 thành viên. Lúc đầu, bà dạy chị em các bài nôm cổ và múa then, thời gian luyện tập chủ yếu vào buổi tối. Việc tập luyện rất khó khăn vì bận con nhỏ, việc nhà nhưng với lòng nhiệt tình, các chị em say mê luyện tập đến khuya mới nghỉ. Sau thời gian ngắn, đội đã tập luyện được 10 tiết mục để biểu diễn cho bà con xem vào dịp Quốc khánh 2/9. Năm 2004, làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Khánh Yên Trung, bà tiếp tục vận động chị em, chủ động phối hợp với các đoàn thể thành lập đội văn nghệ của xã, thường xuyên biểu diễn phục vụ bà con. Năm 2012, giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Làn 1, xã Khánh Yên Trung, thực hiện chủ trương của huyện, bà Quản đã chuyển đội văn nghệ, thành lập câu lạc bộ khắp nôm. Lúc đầu chỉ có 5 - 6 chị em, sau tăng lên 12 thành viên, trong đó có 1 nam giới, chủ yếu là người cao tuổi đã có vốn về khắp nôm cổ. Câu lạc bộ thành lập, mọi người tích cực tập luyện và sẵn sàng tham gia phục vụ các hoạt động cộng đồng.

Dưới sự hướng dẫn của bà Quản, các đội đã hoạt động thành nền nếp, tích cực giao lưu giữa các bản trong xã và đặc biệt câu lạc bộ còn được mời tham gia biểu diễn trong các chương trình của huyện. Đội văn nghệ đã chủ động đăng ký tham gia với các xã bạn như Khánh Yên Thượng, Chiềng Ken, Võ Lao… khi những xã này tổ chức các lễ hội.

Bà đã vận động chị em kết nối với trường tiểu học và THCS của xã để dạy học sinh các làn điệu khắp nôm ngoài giờ học; tổ chức ngay tại bản cho thiếu niên, thanh niên vào buổi tối. Năm 2015, câu lạc bộ đi tham quan, học tập tại thị xã Sa Pa, được mời giao lưu 3 tiết mục múa biểu diễn tại Nhà văn hóa dân tộc khu Hàm Rồng, được du khách cổ vũ nhiệt tình. Tháng 5/2017, câu lạc bộ tham gia biểu diễn giao lưu tại chợ đêm Bắc Hà 2 tiết mục và tạo được ấn tượng cho du khách. Trong quá trình truyền dạy, bà đã hướng dẫn nhiều thế hệ học sinh biết hát làn điệu nôm Tày, múa Then, sáng tác và chép được nhiều bài hát cổ để lưu truyền lại cho các thế hệ sau.

Người thắp lửa di sản khắp nôm ảnh 2
Truyền dạy khắp nôm cho học sinh.

Trong dịp hè, học sinh đến tham gia câu lạc bộ và tập luyện một số tiết mục phục vụ lễ khai giảng năm học mới. Bà được mời trực tiếp truyền dạy hát nôm tại Trường THCS xã Khánh Yên Trung trong các tiết học ngoài giờ với 6 buổi học, đã truyền dạy hơn 20 bài khắp nôm với hơn 200 học sinh tham gia. Năm 2019, bà được Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam mời làm giảng viên truyền dạy 30 bài khắp nôm, 7 bài múa truyền thống của dân tộc cho hơn 30 học viên…

Trong suốt thời gian sưu tầm, truyền dạy và phổ biến vốn văn hóa, văn nghệ dân gian, bà đã dành thời gian sưu tầm làn điệu khắp nôm và sáng tác, ghi chép, biên soạn, dịch hơn 100 bài; sưu tầm và truyền dạy 14 điệu múa dân gian: Múa Then, múa còn, múa xúc tép, múa kiếm, múa bát…

Ghi nhận những thành tích và cống hiến của bà trong suốt chặng đường phát huy giá trị di sản trong cộng đồng, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tặng nhiều giấy khen, bằng khen. Đặc biệt, vừa qua bà được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân ưu tú, phần thưởng vinh dự và cao quý nhất dành cho cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Một ngày cuối thu, tôi ghé thăm căn phòng ở tầng 3 căn hộ của Khu đô thị Bitexco (thành phố Lào Cai) nơi có hơn 20 thành viên của xưởng “Núi Rừng Handmade” đang miệt mài với công việc móc len. Nhìn ánh mắt chăm chú vào từng sợi len, kim móc, những đôi tay dẻo dai, thoăn thoắt khiến tôi nhớ đến câu chuyện về nàng Bân đan áo cho chồng.

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Tối 9/11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.

fbytzltw