Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Tối 9/11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.

Đến dự chương trình nghệ thuật có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Hồ Văn Niên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cùng lãnh đạo một số tỉnh Tây Nguyên và đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh, ngoài nước.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch - Trưởng ban Tổ chức Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya 2024 nêu bật vẻ đẹp của loài hoa báo đông: “Giữa đại ngàn Tây Nguyên bao la, giữa hàng ngàn bông hoa dã quỳ bừng nở rực rỡ trên những triền đồi trầm tích triệu năm - núi lửa Chư Đang Ya, chương trình nghệ thuật sẽ mời quý vị hòa mình vào điệu nhảy của “đóa hồng vàng của núi lửa”, nơi mỗi cánh hoa là một nốt nhạc, mỗi cơn gió là một điệu múa, và mỗi khoảnh khắc đều là một phần của bản tình ca bất tận về vẻ đẹp của núi rừng Gia Lai”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, các tiết mục đặc sắc, đậm bản sắc văn hóa Gia Lai với những điệu múa, bài hát cùng âm vang cồng chiêng và màn trình diễn ánh sáng hiện đại sẽ cùng nhau hòa quyện, làm nên Vũ khúc Dã quỳ-Chư Đang Ya.

Qua chương trình này, tỉnh mong muốn lan tỏa vẻ đẹp của đất và người Gia Lai; kêu gọi chung tay bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng như gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đậm bản sắc, từ đó thúc đẩy phát triển xanh và bền vững khu vực Tây Nguyên.

Nhằm tôn vinh giá trị của theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chương trình đã công bố kỷ lục “Chương trình đồng diễn cồng chiêng Tây Nguyên có số lượng nghệ nhân, diễn viên học sinh tham gia đông nhất Việt Nam” đối với màn đồng diễn cồng chiêng “Âm vang đại ngàn”, do hơn 1.300 nghệ nhân, diễn viên, học sinh cùng biểu diễn trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Đây không chỉ là một kỷ lục về số lượng người tham gia, mà còn là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Tiếp đó, hàng ngàn khán giả đã được trải nghiệm một không gian huyền bí, lung linh, nơi âm nhạc và nghệ thuật kết nối văn hóa, tạo nên những khoảnh khắc ấn tượng khó quên trong chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: “Huyền thoại Chư Đang Ya-Trầm tích triệu năm”; “Sức sống đại ngàn”; “Vũ khúc dã quỳ”.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Mở đầu với liên khúc: Vũ khúc dã quỳ-Miền thơm Chư Đang Ya, Diva Thanh Lam cùng tốp ca Nhà hát Ca múa nhạc Đam San, vũ đoàn Lavender và 70 nghệ nhân cồng chiêng, học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi đã làm nên phần trình diễn hoành tráng, mãn nhãn, qua đó tôn vinh vẻ đẹp của một vùng đất, một loài hoa với sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, trong không gian văn hóa nghệ thuật sống động.

Ca sĩ Thanh Lam biểu diễn tại chương trình
Ca sĩ Thanh Lam biểu diễn tại chương trình

Các tiết mục tiếp nối trong chương trình cũng đã mang đến cho khán giả góc nhìn sâu sắc về huyền thoại Chư Đang Ya, về sức sống của Gia Lai và sự lan tỏa của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thông qua các tiết mục hát múa: Đêm hội núi lửa-Huyền thoại Chư Đang Ya, Sự tích hoa dã quỳ-Tình yêu giữa đại ngàn, Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời, Sức sống đại ngàn, Thị trấn mù sương, Về với Gia Lai, Dã quỳ, Vũ điệu hoa dã quỳ…

Đặc biệt, sức nóng của chương trình tăng cao khi có sự xuất hiện của các ca sĩ Thanh Lam, Lưu Hương Giang, Minh Quân, Kyo York với các ca khúc: Đôi mắt Pleiku, Chuyện tình hoa dã quỳ, Hãy cùng tôi ở lại, Việt Nam tươi đẹp-Việt Nam đi và đi.

Ca sĩ Minh Quân cháy hết mình trong đêm diễn
Ca sĩ Minh Quân cháy hết mình trong đêm diễn

Chương trình khép lại với phần trình diễn như có lửa của tất cả các ca sĩ với ca khúc “Ngọn lửa cao nguyên” và màn bắn pháo hoa rực rỡ trên trời đêm Chư Đang Ya.

Đây được xem là thành công của Gia Lai trong quảng bá hình ảnh của tỉnh nói chung, huyện Chư Păh nói riêng đến với bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh phát triển vùng, phát triển kinh tế-xã hội, thu hút du lịch thông qua hình thức lễ hội, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc nơi đây.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Chương trình nghệ thuật "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024" đã được Báo Gia Lai điện tử livestream và được 34 báo Đảng địa phương trong cả nước chia sẻ, nối sóng với tổng lượt xem trên 200 ngàn lượt.

Theo baogialai.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Từ thổ cẩm truyền thống, phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa đã tạo ra sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những người chắp nối cho những sản phẩm thổ cẩm ấy là chị Trần Thị Hiền, dân tộc Tày, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ thổ cẩm Việt Nam (phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa).

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

Chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức với chủ đề "Hội tụ tinh hoa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên mới" sẽ lần lượt diễn ra tại Brazil và Saudi Arabia trong tháng 11, 12 tới đây, tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới của chuỗi hoạt động quảng bá quốc gia.

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Với sự “nở rộ” của các cửa hàng kinh doanh hoa tươi, thị trường hoa tại thành phố Lào Cai cũng dần bắt kịp xu hướng cắm hoa hiện đại, mới lạ và độc đáo. Dạo quanh các shop hoa tươi, mọi người đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người cắm hoa tỉ mẩn, chăm chút tác phẩm nghệ thuật của mình. Với họ, cắm hoa không chỉ là nghề mang lại thu nhập mà còn được thỏa sức sáng tạo, để mỗi tác phẩm là một phiên bản nghệ thuật độc đáo.

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/ 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Cuối ngõ 606, đường Điện Biên Phủ, thị xã Sa Pa có một “Tiệm tranh nhỏ” - không gian giúp bạn thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, được vẽ, tô màu, ngắm tranh đẹp và lắng nghe câu chuyện kể thú vị về văn hóa các dân tộc từ chủ nhân của những bức tranh đó.

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

 Tối 2/11/2024, tại Thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024.

fbytzltw