Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phát biểu tại Lễ bế mạc, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, sau 5 ngày tổ chức, từ ngày 7-11/11, với nhiều chương trình phim, nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã in dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh quốc tế và Việt Nam, tạo nên bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt dành cho khán giả Thủ đô và khát vọng sáng tạo với nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế.

Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII khẳng định uy tín và là biểu tượng cho tinh thần sáng tạo, hội nhập của điện ảnh Việt Nam và 51 nền điện ảnh trên thế giới với quy mô và hình thức tổ chức ngày một chuyên nghiệp hơn, đồng thời tạo dấu ấn riêng một Liên hoan phim được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội nghìn năm Văn hiến.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao giải Phim dài xuất sắc nhất cho đạo diễn Iran, ông Majid-Reza Mostafavi - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao giải Phim dài xuất sắc nhất cho đạo diễn Iran, ông Majid-Reza Mostafavi - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức một sự kiện điện ảnh trang trọng với 800 đại biểu Việt Nam và quốc tế tham dự; 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ được chiếu tại 3 cụm rạp Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, BHD, CGV.

Các hoạt động chuyên môn sâu như hai cuộc Hội thảo "Tiêu điểm điện ảnh Đức", Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học", Triển lãm "Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua những thước phim điện ảnh", Chợ dự án sản xuất phim, các buổi giao lưu nghệ sĩ đoàn làm phim với khán giả trước hoặc sau chiếu phim tại các rạp đã tạo được không khí sôi nổi, đa sắc màu, thu hút đông đảo công chúng khán giả Hà Nội và du khách quốc tế, góp phần vào việc giao lưu, học hỏi giữa các nhà làm phim của Việt Nam và quốc tế, thúc đẩy phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội và Việt Nam.

Bộ phim "Hardshell" (tựa Việt: "Vỏ bọc") của điện ảnh Iran mang về 3 giải thưởng cho ê kíp phim, gồm các giải: Nam chính xuất sắc nhất, Đạo diễn phim dài xuất sắc và Phim dài xuất sắc nhất. Ảnh: VGP/Đức Tuân
Bộ phim "Hardshell" (tựa Việt: "Vỏ bọc") của điện ảnh Iran mang về 3 giải thưởng cho ê kíp phim, gồm các giải: Nam chính xuất sắc nhất, Đạo diễn phim dài xuất sắc và Phim dài xuất sắc nhất. Ảnh: VGP/Đức Tuân

Tại Lễ bế mạc, Ban Tổ chức đã trao tặng các giải thưởng cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc.

Trong đó, Phim dài xuất sắc nhất được trao cho Bộ phim "Hard Shell" (Vỏ bọc) của Iran; Phim ngắn xuất sắc nhất: Bộ phim "A Bird Flew" (Khi chú chim cất cánh) của Colombia.

Giải Đạo diễn phim dài xuất sắc nhất: Đạo diễn Majid-Reza Mostafavi, bộ phim "Hard Shell" của Iran; Giải Diễn viên nam chính phim dài xuất sắc nhất: Diễn viên Payman Maadi, bộ phim "Hard Shell" của Iran; Giải Diễn viên nữ chính phim dài xuất sắc nhất: Diễn viên Tiina Tauraite, bộ phim "8 Views of Lake Biwa" (Tám cảnh hồ Biwa) của Estonia.

Giải Diễn viên nam chính phim dài xuất sắc nhất được trao cho Diễn viên Payman Maadi, bộ phim “Hard Shell” (Vỏ bọc) của Iran; Giải Diễn viên nữ chính phim dài xuất sắc nhất được trao cho Diễn viên Tiina Tauraite, bộ phim “8 Views of Lake Biwa” (Tám cảnh hồ Biwa) của Estonia. Ảnh: VGP/Đức Tuân
Giải Diễn viên nam chính phim dài xuất sắc nhất được trao cho Diễn viên Payman Maadi, bộ phim “Hard Shell” (Vỏ bọc) của Iran; Giải Diễn viên nữ chính phim dài xuất sắc nhất được trao cho Diễn viên Tiina Tauraite, bộ phim “8 Views of Lake Biwa” (Tám cảnh hồ Biwa) của Estonia. Ảnh: VGP/Đức Tuân

Giải thưởng của Ban Giám khảo cho phim dài: Bộ phim "8 Views of Lake Biwa" của Estonia.

Đạo diễn phim ngắn xuất sắc nhất: Đạo diễn Nasim Forough, bộ phim "Typesetter" (Thợ xếp chữ) của Iran.

Diễn viên trẻ triển vọng (từ 18 đến 35 tuổi): Diễn viên Ngọc Xuân, bộ phim "Once Upon a Love story" (Ngày xưa có một chuyện tình) của Việt Nam.

Nhận giải Đạo diễn phim dài xuất sắc, đạo diễn Majid-Reza Mostafavi gửi lời cảm ơn tới Ban Giám khảo và BTC đã trao cho ông giải thưởng này. Ảnh: VGP/Đức Tuân
Nhận giải Đạo diễn phim dài xuất sắc, đạo diễn Majid-Reza Mostafavi gửi lời cảm ơn tới Ban Giám khảo và BTC đã trao cho ông giải thưởng này. Ảnh: VGP/Đức Tuân

Giải thưởng của Ban Giám khảo cho phim ngắn: Bộ phim "The Rubber Tappers" (Những người gỡ mủ cao su) của Campuchia.

Giải Mạng lưới các Ủy ban điện ảnh châu Á (AFCNet) cho phim dài: Bộ phim "Liar" (Kẻ nói dối) của Liên bang Nga.

UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho các đạo diễn, biên kịch các bộ phim về Hà Nội, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, tham gia và hưởng ứng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII, gồm: Nghệ sĩ Nhân dân Việt Hương (Lê Thị Bằng Hương), đạo diễn phim "Ngàn năm sênh phách" do Hãng phim Sao Khuê sản xuất; Nghệ sĩ ưu tú Phi Tiến Sơn, đạo diễn phim "Đào, phở và piano" do Công ty cổ phần Phim truyện I sản xuất; Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Đức Việt, đạo diễn phim "Hồng Hà nữ sĩ" do Công ty TNHH MTV Truyền thông Nam Phương sản xuất; Nguyễn Thị Hồng Ngát, biên kịch phim "Hồng Hà nữ sĩ" do Công ty TNHH MTV Truyền thông Nam Phương sản xuất.

Với vai diễn ấn tượng trong "Ngày xưa có một chuyện tình" (vai Miền), Ngọc Xuân đã mang về cho mình giải thưởng đầu tiên trong lần đầu chạm ngõ điện ảnh với giải thưởng Diễn viên trẻ triển vọng. Ảnh: VGP/Đức Tuân
Với vai diễn ấn tượng trong "Ngày xưa có một chuyện tình" (vai Miền), Ngọc Xuân đã mang về cho mình giải thưởng đầu tiên trong lần đầu chạm ngõ điện ảnh với giải thưởng Diễn viên trẻ triển vọng. Ảnh: VGP/Đức Tuân

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã trao giải Phim Việt Nam được khán giả yêu thích trong "Chương trình Phim Việt Nam đương đại" tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII cho bộ phim "Our Blossom" (Hoa táo nở) - phim hợp tác giữa Việt Nam, Hungary.

Giải Nhất hạng mục Chợ dự án phim được trao cho Dự án "Red lights blue angels" của đạo diễn Afsana Mimi (Bangladesh). Giải của Ban Giám khảo Chợ Dự án phim được trao cho Dự án "Rahma" của đạo diễn Faysal Soysal (Thổ Nhĩ Kỳ).

Theo baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hào khí 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam qua từng thước phim lịch sử

Hào khí 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam qua từng thước phim lịch sử

Sau 4 ngày tổ chức (từ 2 đến 5/12), Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), 80 năm Ngày Truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), do Điện ảnh Quân đội nhân dân - Tổng cục Chính trị tổ chức, đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của bộ đội và nhân dân Thủ đô.

Xây dựng điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách

Xây dựng điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách

Đền Cô Tân An là di tích lịch sử Quốc gia, nơi thờ Công chúa Thượng Ngàn - Nguyễn Hoàng Bà Xa, người có công cùng cha là Thần Vệ Quốc Nguyễn Hoàng Bẩy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đây cũng là điểm du lịch cấp tỉnh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của huyện Văn Bàn.

Đồng bộ các giải pháp “biến di sản thành tài sản”

Đồng bộ các giải pháp “biến di sản thành tài sản”

Các di sản văn hóa khi được quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị đúng cách, đúng hướng sẽ góp phần hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là với ngành du lịch địa phương. Đó chính là khẳng định của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Lào Cai.

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia: 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. Với khoảng gần 150 tài liệu, hình ảnh, được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính: Phủ thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ.

Tạo đà phát triển công nghiệp văn hóa

Tạo đà phát triển công nghiệp văn hóa

Dù thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” mới chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, nhưng sự phát triển nhanh, mạnh của các ngành công nghiệp văn hóa thời gian qua đã ngày càng chứng minh được sức ảnh hưởng, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và định vị thương hiệu quốc gia. Làm thế nào để khơi thông mọi nguồn lực, tạo đường băng cho công nghiệp văn hóa “cất cánh” đang là một trong những nhiệm vụ được coi trọng hàng đầu.

Khi giới trẻ làm truyền thông về vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Khi giới trẻ làm truyền thông về vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Trao quyền cho các bạn trẻ làm truyền thông để lan tỏa hình ảnh, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam là cách làm sáng tạo của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Kết quả là sau 1 tháng khép lại chiến dịch truyền thông, các bạn trẻ đã tận dụng sức mạnh của nền tảng số, tổ chức các hoạt động thu hút hàng trăm ngàn lượt tương tác trực tuyến.

fb yt zl tw