Nga lần đầu vỡ nợ nước ngoài kể từ năm 1918

Nga đã vỡ nợ ở nước ngoài lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ trong bối cảnh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt ngày càng mạnh mẽ khiến các chủ nợ quốc tế chặn hệ thống thanh toán với Moskva.

Chú thích ảnh

Ngân hàng Trung ương Nga.

Hãng tin Bloomberg cho biết, theo hạn chót, Nga sẽ phải trả khoản lãi suất trị giá khoảng 100 triệu USD vào hôm 27/5, nhưng đã được gia hạn đến cuối ngày 26/6. Do chưa thể thanh toán khoản lãi trả sau mốc thời gian này, Nga đã bị coi rơi vào tình trạng “vỡ nợ”.

Nguồn tin bình luận rằng đây là đòn giáng mạnh vào uy tín quốc gia của Nga. Đồng euro của nước này đã giao dịch ở mức khó khăn kể từ đầu tháng 3, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương vẫn đóng băng và các ngân hàng lớn nhất bị ngắt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Song với những tác động đối với nền kinh tế -thị trường, tình trạng vỡ nợ hiện nay hầu như chỉ mang tính biểu tượng, và không quan trọng lắm đối với Nga ở thời điểm lạm phát và suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều năm.

Về phần mình, Nga đã bác bỏ khái niệm bị coi là “vỡ nợ”, tuyên bố rằng họ có đủ tiền để trang trải bất kỳ hóa đơn nào song đã bị ép không thể thanh toán. Trước đó, Moskva thông báo họ sẽ trả khoản nợ chính phủ trị giá 40 tỷ USD bằng đồng rúp, và nói đây là một tình huống “bất khả kháng”.

Ông Hassan Malik, nhà phân tích cấp cao tại Loomis Sayles & Company LP, nhận định: “Đây là điều rất rất hiếm khi xảy ra. Một chính phủ có đủ khả năng trả nợ, nhưng lại bị một chính phủ bên ngoài ép rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đây sẽ là một trong những vụ vỡ nợ đầu nguồn lớn trong lịch sử”.

Hôm 23/6, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã gọi tình hình này như một “trò khôi hài”. Với hàng tỷ USD mỗi tuần vẫn đổ vào ngân khố nhà nước từ xuất khẩu năng lượng, bất chấp cuộc xung đột khốc liệt đang xảy ra ở miền đông Ukraine, ông nhắc lại rằng Nga có đủ điều kiện và mong muốn trả nợ.

“Bất kỳ ai cũng có thể tuyên bố bất kỳ điều gì họ thích. Nhưng bất cứ ai hiểu chuyện gì đang xảy ra đều biết rằng đây không phải là một vụ vỡ nợ”, ông Siluanov nói.

Tiền trả nợ của Nga đã bị mắc kẹt sau khi Bộ Tài chính Mỹ không cho phép những bên sở hữu trái phiếu tại Mỹ nhận thanh toán từ Nga và Liên minh châu Âu cấm đại lý thanh toán của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các quy định mới tuyên bố rằng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Nga đã hoàn thành sau khi số tiền tương ứng bằng đồng rúp được chuyển cho đại lý thanh toán ở Nga. Tuần trước, Bộ Tài chính Nga đã trả lãi 400 triệu USD theo hình thức này. Tuy nhiên, không có trái phiếu cơ bản nào có điều khoản cho phép thanh toán bằng đồng nội tệ. Cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu các nhà đầu tư có sử dụng công cụ mới hay không và liệu các biện pháp trừng phạt hiện tại có cho phép họ hồi hương tiền hay không.

Theo Bộ trưởng Siluanov, việc các chủ nợ yêu cầu tuyên bố vỡ nợ thông qua các tòa án sẽ không có ý nghĩa gì, vì Nga không từ bỏ quyền miễn trừ có chủ quyền của mình và sẽ không có tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền xét xử vấn đề này. 

Lần cuối cùng Nga vỡ nợ nước ngoài là vào năm 1918, trong cuộc Cách mạng Bolshevik khi nhà lãnh đạo Vladimir Lenin từ chối trả các khoản nợ từ thời Sa hoàng. Năm 1998, Nga trải qua khủng hoảng tài chính và sự sụp đổ của đồng ruble, nhưng vẫn chi trả được các khoản nợ nước ngoài vào thời điểm đó.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw