Lào Cai - “đường lớn đã thảm”

LCĐT - Những ngày này, người Lào Cai đang nô nức thực hiện thắng lợi tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và đưa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII vào cuộc sống. Mỗi ngày qua đi, mỗi ngày Lào Cai lại “thay da đổi thịt”. Sự phát triển mạnh và bền vững được khẳng định bằng đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp qua từng thời kỳ. Lào Cai đã huy động tối đa nội lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chọn khâu đột phá. Sự đồng lòng góp sức của toàn xã hội là tiền đề cho mọi thành công.

Công trình cầu Móng Sến góp phần thúc đẩy phát triển Khu Du lịch quốc gia Sa Pa. Ảnh: Ngọc Bằng
Công trình cầu Móng Sến góp phần thúc đẩy phát triển Khu Du lịch quốc gia Sa Pa.               Ảnh: Ngọc Bằng

Thử điểm số liệu qua báo cáo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm bình quân trên 10,02%, thu nhập bình quân đầu người đạt 76,3 triệu đồng (giai đoạn 2010 - 2015), đứng thứ 2 trong các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2020 thu 9.500 tỷ đồng, gấp 1,72 lần năm 2015. Hướng phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế vững ở mức 10% năm, thu ngân sách trên địa bàn đạt 15.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 126 triệu đồng/năm… Đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện nâng cao, các chính sách an sinh xã hội dần được bảo đảm. Đến nay, Lào Cai đã có 66/127 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2025 đạt 60% tổng số xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Kinh tế phát triển kéo theo mọi mặt của đời sống xã hội từng bước chuyển biến rõ nét. Có đi đến các vùng cao, vùng sâu mới thấy cơ bản cuộc sống của người dân được cải thiện, được tiếp cận với các vấn đề an sinh xã hội, tiếp cận các phương tiện truyền thông nâng tầm hiểu biết khoa học kỹ thuật, xã hội. Những năm qua, Lào Cai đã phát triển kinh tế - xã hội có những bước đột phá thành công. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch dần từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch. Lấy phát triển kinh tế du lịch làm mũi nhọn, nông lâm nghiệp làm nền tảng, công nghiệp là đột phá.

Lào Cai từ một tỉnh miền núi, biên giới, điểm xuất phát thấp, thuộc diện tỉnh nghèo, khó khăn. Song bù lại, Lào Cai có nhiều tiềm năng, lợi thế, được thiên nhiên hào phóng ban tặng, đó là nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào về trữ lượng, phong phú về chủng loại: mỏ quặng Apatit Cam Đường, mỏ sắt Quý Xa ở Văn Bàn, mỏ đồng Sin Quyền - Bát Xát, mỏ vàng ở Minh Lương - Văn Bàn… đều có trữ lượng lớn. Song, Lào Cai đã xác định tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận. Do vậy, khai thác có lộ trình, tiết kiệm tài nguyên, đi sâu vào công nghệ chế biến tinh là điều tiên quyết. Trong những năm qua, khoáng sản đã được chế biến đến thành phẩm cuối cùng, nâng hiệu quả sử dụng tài nguyên quốc gia. Khu công nghiệp Tằng Loỏng là nơi tập trung các nhà máy công nghiệp chế biến như: Nhà máy Gang thép Việt Trung, Nhà máy Luyện đồng Tằng Loỏng, Nhà máy Tuyển Apatit, Nhà máy phốt pho… cùng các nhà máy phụ trợ đang hoạt động có hiệu quả. Khu công nghiệp Tằng Loỏng là minh chứng cho sự chuyển dịch phát triển công nghiệp và cán cân kinh tế. Có điều mà mọi người đang lo ngại, đi đôi với phát triển kinh tế là tác động về môi trường, đặt ra thách thức lớn cho các nhà quản lý.

Đường giao thông nông thôn tạo sức bật mới trong phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng cao.
Đường giao thông nông thôn tạo sức bật mới trong phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng cao.

Lào Cai còn có nguồn tài nguyên quý giá hơn, đó là đại ngàn xanh tươi. Chúng ta tự hào đang gìn giữ màu xanh rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, mái nhà của đất nước. Đa dạng sinh học cũng đang được bảo tồn và phát triển tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát… Đặc biệt, Lào Cai có các tiểu vùng khí hậu và bản sắc văn hóa bản địa của 25 dân tộc. Các khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng lý tưởng như Sa Pa, Bắc Hà, Y Tý… hằng năm đón hàng triệu du khách đến với Lào Cai, đem lại cho nguồn thu từ du lịch hàng nghìn tỷ đồng. Các lợi thế đó đang đặt ra cho Lào Cai phải biết bảo tồn, khai thác và phát triển một cách căn cơ và bền vững.

Nếu ai đó lâu ngày nay trở lại Lào Cai không khỏi ngỡ ngàng về sự đổi thay. Mọi áp đặt quá khứ đều bị chật hẹp bởi những không tưởng, để tự mở lòng yêu thương đất và người nơi đây. Những con đường cứ rộng ra, dài thêm lan tỏa về bản làng xa xôi. Đó là cuộc cách mạng lớn về hạ tầng giao thông. “Phú đặng tự lộ” - giàu lên phải từ đường. Câu nói của người xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Con đường huyết mạch giao thông, mọi giao thương phát triển vùng miền phải từ đường. Con đường đã thể hiện ý chí và quyết tâm của người Lào Cai vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no. Đường đã đưa miền xuôi đến với miền ngược, sát cánh cùng nhau dựng xây cuộc sống, bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Hành trình ta làm người lữ khách để rộng dài biên ải hiểu hơn đất quê hương. Men theo dòng sông Chảy xôn xao sóng nước chuyện huyền bí Cốc Ly, ngược cao nguyên Bắc Hà yêu thương trong rực rỡ sắc màu thổ cẩm chợ phiên, trong mênh mông màu trắng tinh khiết hoa mận, hoa lê. Bước chân phiêu lãng đến Si Ma Cai hoang sơ mà trầm tư cổ tích. Men đường biên vượt sông La Hờ xanh ngắt trong thương nhớ Tả Gia Khâu, nơi cánh chim Phượng phía đông. Rộng đường xuôi về đất rồng hoa Pha Long máu lửa một thời. Tả Ngài Chồ đậm màu huyền thoại. Đâu đâu ta cũng gặp những điều mới lạ, những điều kỳ thú và cả những điều làm ta ngậm ngùi. Lại nhớ trong ta nơi sông Hồng chạm vào đất Việt điểm cột mốc 92 Lũng Pô, ngã ba dòng sông phân định chủ quyền. Đứng đây ta cảm nhận được dòng phù sa dào dạt vỗ về, mà tự hào là người Lào Cai con Rồng cháu Tiên.

Vùng chè chất lượng cao ở Bảo Thắng.
Vùng chè chất lượng cao ở Bảo Thắng.

Du lịch luôn là thế mạnh phát triển kinh tế hiện nay. Văn hóa càng đậm đà thêm bản sắc cũng thông qua du lịch mà thêm vững bền. Tôi lại nhớ chuyến lên khu du lịch Bắc Hà cao nguyên trắng ngày xuân mà lòng bao lưu luyến. Qua đoạn dốc dồn chân đứng nghỉ, sảng khoái thả hồn theo gió, mây. Chợt bên khe tiếng hát ríu ran như tiếng chim cư cứ gọi mặt trời “Đêm đã qua sao lượn vòng đổi chỗ/Ngày đã rạng lối đi sáng tỏ/Ta lê bước về nhà/Mà hồn như còn ngủ ở thắt lưng em…/Mà hồn như còn bên tà váy em/… Mà ngỡ hồn như còn ngủ bên ngực em” (Dân ca Mông). Câu hát rủ rỉ làm tôi thổn thức nhớ về đêm trăng huyền ảo cao nguyên. Câu dân ca “gầu plềnh” em trao, khúc tình ca em tặng. Hội Gầu tào đã tan, mùa hoa tớ dảy đang thắm, anh nhớ lời kèn môi em nhắn, lời kèn lá tỏ bày, ngọt như nước đầu nguồn. Để nghe câu hát lòng dạ vấn vương, nỗi niềm chống chếnh, lại rạo rực bàn chân ngược về phía núi mà mơ.

Bản sắc văn hóa độc đáo các dân tộc Lào Cai là kho báu lớn cho du lịch phát triển bền vững. Nếu ta biết phát huy và bảo tồn đúng thì mỏ tài nguyên lớn này sẽ là thế mạnh, mũi nhọn tăng trưởng kinh tế của Lào Cai.

Người Lào Cai nuôi khát vọng giàu đẹp, tấm lòng của núi nói lời chân thật. Người Lào Cai kiên gan trong gió rét, mưa sa, vượt qua nghèo khó, hiền hòa, thủy chung, giàu tình nghĩa, sống để yêu thương. Ai đã đến với xứ sở này đều bị dụ dẫn bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, bởi những bản sắc văn hóa các dân tộc và tấm lòng thân thiện hiếu khách. Các món ẩm thực độc đáo bản địa để một lần mãi không quên, say đất say người ấm nồng như giọt rượu Sim San, Sán Lùng, Bản Phố... Trong cả nụ cười ánh mắt người ơi! Nhấp một chén như là ngàn chén, uống từ đầu bản cuối bản thấy thơm, uống ba năm còn nhớ về xứ núi.

Trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã nêu lên tầm khát vọng của người Lào Cai đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 và 2045 bằng những dấu ấn cụ thể: Lào Cai sẽ trở thành tỉnh đứng đầu trong khu vực miến núi phía Bắc. Năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế khá trong cả nước… Những con số, những ước mơ khát vọng đó hoàn toàn có cơ sở bởi tiềm năng và thế mạnh của Lào Cai thành hiện thực. Các chủ trương, chính sách và định hướng cùng bản lĩnh,  khát vọng của người Lào Cai đang vững bước tự tin trên con đường lớn đã “thảm” về đích ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Còn một ngày làm việc vẫn tận tâm, cống hiến vì dân

Chỉ còn ít ngày nữa mô hình chính quyền cấp xã cũ sẽ kết thúc hoạt động để chính thức tổ chức theo mô hình mới. Nhiều tâm trạng, nhiều nỗi băn khoăn nhưng tất cả đều đã sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới của dân tộc. Những ngày này, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở vẫn tận tâm, cống hiến cho công việc chung với tinh thần còn một ngày làm việc vẫn hết lòng phụng sự Nhân dân.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Sau 10 năm vận hành vẫn thiếu đường gom dân sinh

Sau hơn một thập niên đưa vào vận hành, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai vẫn còn những “khoảng trống” về hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường gom dân sinh. Vì thiếu đường gom dân sinh nên nhiều hộ dân sống ven tuyến đường đoạn qua tỉnh Lào Cai hằng ngày đang phải bất đắc dĩ vượt qua các lối mở tạm, đi chung với xe tải, xe container chạy tốc độ cao. Những kiến nghị kéo dài nhiều năm của người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được hồi đáp thỏa đáng từ phía chủ đầu tư. 

Viên chức BHXH khu vực XVII phối hợp với cán bộ bưu điện tuyên truyền chính sách BHXH tự đóng, BHYT tại hộ gia đình.

Nhân rộng "điểm tựa" an sinh

Giữa trùng điệp núi non hùng vĩ của Yên Bái và Lào Cai, nơi cuộc sống của phần lớn người dân còn gắn liền với nương rẫy, những phiên chợ sớm bình dị hay công việc tự do bấp bênh, chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đã và đang len lỏi như một dòng chảy ấm áp mang theo chủ trương nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến người dân. Đó là cánh cửa mở ra cơ hội vàng cho những người lao động khu vực phi chính thức, có được một "của để dành" tin cậy, một điểm tựa vững chắc cho tuổi già với lương hưu và sự chăm sóc y tế chu đáo. Hành trình đưa chính sách ý nghĩa này thấm sâu vào đời sống bà con là câu chuyện của những nỗ lực không ngừng nghỉ để từng bước hiện thực hóa mục tiêu an sinh toàn dân.
Công tác kiểm tra, giám sát thị trường được lực lượng chức năng tăng cường triển khai thực hiện.

Vấn nạn hàng giả: Tái lập thị trường, khôi phục niềm tin

Không ai muốn sống trong một xã hội mà thật – giả lẫn lộn. Thế nhưng hiện nay, tình trạng hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại đã len lỏi khắp các chợ truyền thống, sàn thương mại điện tử, thậm chí cả trong những kệ hàng sang trọng đang dần làm méo mó thị trường, hủy hoại đạo đức kinh doanh, mà còn từng ngày gặm nhấm niềm tin của người dân vào pháp luật và sự công bằng.
Cán bộ, viên chức BHXH khu vực XVII tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho người lao động

Vượt "gió ngược" gieo mầm an sinh

Giữa bộn bề cuộc sống ở các bản làng miền núi, tấm thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) từ lâu vẫn là "phao cứu sinh" cho hàng triệu người dân. Thế nhưng, đằng sau những con số bao phủ ấn tượng là một "nốt trầm" trăn trở khi hàng chục ngàn người dân đứng trước nguy cơ mất đi "tấm lá chắn" quý giá. Vượt lên "cơn gió ngược" của chính sách và gánh nặng mưu sinh, những cán bộ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XVII (Yên Bái – Lào Cai) vẫn miệt mài gieo mầm hy vọng, giữ vững niềm tin vào một nền an sinh bền vững cho người dân.
Người dân Phú Hùng: Thấp thỏm sống dưới cung sạt lở

Người dân Phú Hùng: Thấp thỏm sống dưới cung sạt lở

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (tháng 9/2024), 9 hộ dân thôn Phú Hùng, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) trong khu vực sạt lở sau gần 1 năm sơ tán khẩn cấp, giờ phải trở lại trong những căn nhà cũ do chưa có đất tái định cư. Hiện nay, mùa mưa lũ đang cận kề, nguy cơ sạt lở có thể ập xuống, gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, người dân thôn Phú Hùng rất mong chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm bố trí đất tái định cư để di chuyển đến nơi an toàn.

Sản xuất hạt nhựa phụ gia tại Công ty cổ phần An Tiến Industries, Khu Công nghiệp phía Nam.

Yên Bái tối ưu hóa cơ hội để phát triển công nghiệp xanh, bền vững

Những năm qua, công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái có sự phát triển khá vững chắc, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của cả nước và triết lý phát triển của tỉnh: "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) cùng sự quan tâm đầu tư về hạ tầng; cơ chế chính sách ngày càng đổi mới hấp dẫn… đã góp phần đưa bức tranh công nghiệp của tỉnh có nhiều gam màu sáng, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo chân đồng bào Dao đỏ lên rừng tìm lá thuốc

Theo chân đồng bào Dao đỏ lên rừng tìm lá thuốc

Trong kho tàng tri thức bản địa của dân tộc Dao đỏ xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, từ lâu, bà con đã biết sử dụng nhiều loại cây rừng để làm ra những bài thuốc quý chữa bệnh. Một lần theo chân bà con lên rừng tìm cây thuốc, chúng tôi hiểu hơn về nghề thuốc nam của người dân nơi đây.

Bản "biệt thự" người Pa Dí

Bản "biệt thự" người Pa Dí

Giữa điệp trùng đá núi ở huyện vùng cao Mường Khương có một thôn người Pa Dí gồm 63 hộ quần cư đoàn kết. Đó chính là thôn Sa Pả (thị trấn Mường Khương) được sáp nhập từ các thôn Sa Pả 9, 10, 11. Từ thôn nghèo heo hút đến nay hàng loạt nhà xây khang trang như biệt thự mọc lên san sát. Điều đặc biệt, thu nhập của các hộ dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Những vấn đề đặt ra trong sửa chữa, vận hành các hồ thủy lợi

Những vấn đề đặt ra trong sửa chữa, vận hành các hồ thủy lợi

Sau mùa mưa lũ năm 2024, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng rất lớn. Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền các địa phương cùng ngành nông nghiệp và môi trường trong công tác sửa chữa, đến nay, hầu hết hồ thủy lợi đã vận hành trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hồ thủy lợi bị hỏng nặng hoặc bồi lắng phải dừng hoạt động để sửa chữa lớn. Cùng với đó, việc kiểm định để xác định mức độ an toàn hồ, đập đang gặp khó khăn do thiếu kinh phí, đặt ra những lo ngại khi mùa mưa lũ cận kề.

Được sự hỗ trợ 60 triệu đồng của Nhà nước và các ngày công của nhân dân trong thôn, anh Hảng A Vảng ở thôn Kháo Chu, xã Bản Công đã xóa được nhà tạm làm được căn nhà mới khá khang trang, sạch đẹp.

Hạnh phúc trong những ngôi nhà mới ở Trạm Tấu

"Xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân” là nhiệm vụ trọng tâm, giá trị cốt lõi trong chiến lược phát triển của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025. Xuất phát từ thực tiễn, năm 2025 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã tiếp tục rà soát và xây dựng Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh với mục tiêu hoàn thành hỗ trợ làm mới, sửa chữa 2.208 căn nhà (tổng kinh phí dự kiến trên 120 tỷ đồng). Cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện vùng cao Trạm Tấu là điểm sáng trong thực hiện Đề án - địa phương “về đích” sớm chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động và kế hoạch của tỉnh Yên Bái.
Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Lính thợ trên công trường tái định cư Sàng Ma Sáo

Những ngày qua, trên công trường xây dựng khu tái định cư tại thôn Mà Mù Sử 1, xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) vẫn rộn vang tiếng máy. Với tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 ngày đêm miệt mài, khẩn trương hoàn thiện dự án để đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai sớm có nơi ở mới.

Người dân xã Suối Bu, huyện Văn Chấn được hỗ trợ máy nông cụ thực hiện chuyển đổi nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vượt sương mù, bừng sáng vùng cao

Không còn những bản làng chìm trong sương giăng bảng lảng, những nếp nhà co ro nép mình bên sườn đồi, từ đỉnh núi cao quanh năm mây phủ, vươn tới những bản, những xã từng đặc biệt khó khăn, một cuộc hồi sinh mạnh mẽ đang trỗi dậy. Đó không phải cổ tích mà là câu chuyện có thật về sự vươn mình của Yên Bái.
Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Yên Bình kiểm tra và tháo dỡ các vó đèn tận diệt từ lợi dụng nuôi cá lồng tại thị trấn Yên Bình.

Cuộc chiến với “hung thần” tận diệt trên hồ Thác

Hồ Thác Bà - “viên ngọc xanh” được mệnh danh "Hạ Long trên núi" đang oằn mình trước sự xâm lấn của những phương thức khai thác thủy sản tận diệt. Ánh đèn cao áp ma quái giăng mắc trong đêm, tiếng máy nổ xé tan sự tĩnh lặng, tiếng kêu cứu thầm lặng của hệ sinh thái đang bị bức tử từng ngày. Một cuộc chiến thầm lặng nhưng quyết liệt đang diễn ra, nhằm xóa sổ vó đèn và kích điện - những “hung thần” đang tàn phá nguồn lợi thủy sản quý giá của hồ.
Người dân lo lắng kho hàng chứa hóa chất sát khu dân cư

Người dân lo lắng kho hàng chứa hóa chất sát khu dân cư

Thời gian vừa qua, người dân ở tổ dân phố số 4, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai phản ánh việc một kho hàng ở Khu Công nghiệp Đông Phố Mới đang được cải tạo, sửa chữa để chứa hóa chất. Điều người dân băn khoăn là nhà kho này chỉ cách khu dân cư một con đường.

Ngày càng có nhiều ngôi nhà được khởi công, hoàn thành, bàn giao cho người dân đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong việc cải thiện điều kiện sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách.

Yên Bái: Lo chốn “an cư” để người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, với phương châm “Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”; mặc dù là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, song Yên Bái luôn đặc biệt quan tâm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
Cán bộ chiến sỹ cảnh sát PCCC & CNCH Công an tỉnh Yên Bái giải cứu nạn nhân bị ảnh hưởng do hoàn lưu cơ bão số 3 năm 2024.

Bản hùng ca "Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống"

Hoàn lưu cơn bão số 3 năm 2024 đã qua đi vài tháng. Với hậu quả kinh hoàng, nó vẫn khiến nhiều người Yên Bái ám ảnh. Trong thời điểm tưởng chừng đất trời như vỡ vụn ấy có những câu chuyện của người lính phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), Công an tỉnh Yên Bái giờ mới được tiết lộ làm lay động lòng người, minh chứng sống động cho tinh thần vì bình yên cuộc sống, nguyện suốt đời tận tụy phục vụ nhân dân.
Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Trồng lê tai nung theo chuỗi giá trị được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Hành trình vươn mình của huyện nghèo

Đã gần 5 năm trôi qua, huyện Mù Cang Chải đang tiến gần hơn với mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Đất và người Mù Cang Chải hôm nay đã vươn mình mạnh mẽ, được bạn bè quốc tế và trong nước biết đến bằng sự tươi đẹp, đổi mới và ngày càng tiến bộ, thay vì sự nghèo nàn, lạc hậu của quá khứ.
fb yt zl tw