Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam

Sáng 21/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 - 21/5/2023).

KL1.JPG
Quang cảnh Lễ kỷ niệm.

Dự buổi lễ có các đồng chí: Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các địa phương và công ty nông - lâm nghiệp trên địa bàn; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp qua các thời kỳ….

KL2.JPG
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

Diễn văn ôn lại truyền thống của lực lượng Kiểm lâm Việt Nam, đồng chí Nguyễn Việt Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh khẳng định: Thực hiện Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IV, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/NĐ-CP về việc Quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân. Kể từ đó, ngày 21/5 hằng năm là ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.

KL3.JPG
Đồng chí Nguyễn Việt Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Cùng với sự phát triển của lực lượng Kiểm lâm Việt Nam, lực lượng Kiểm lâm Lào Cai ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt vai trò chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng, thừa hành pháp luật về lâm nghiệp.

Phát huy vai trò nòng cốt trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng Kiểm lâm Lào Cai đã tích cực tham mưu cho UBND thực hiện quy hoạch 3 loại rừng; luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động. Trong 10 năm trở lại đây, tổng số vụ cháy rừng, diện tích rừng bị thiệt hại do cháy đã giảm rõ rệt so với giai đoạn 2003 - 2012.

KL8.jpg
Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bức trướng của UBND tỉnh cho Chi cục Kiểm tỉnh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.

Nhiều chính sách phát triển kinh tế rừng được triển khai và phát triển kinh tế lâm nghiệp - kinh tế đồi rừng đã chính thức trở thành mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp, được phê duyệt tại Đề án 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025. Đặc biệt, lĩnh vực lâm nghiệp có cây quế và phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng được xác định là 1 trong 6 sản phẩm chủ lực và 1 lĩnh vực trọng tâm theo tinh thần Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến nay, tỉnh Lào Cai đã hình thành vùng rừng nguyên liệu trên 90.000 ha, trong đó diện tích trồng quế trên 56.850 ha; kinh tế đồi rừng tạo việc làm ổn định và thu nhập cho trên 25.000 lao động của tỉnh.

KL12.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng nhanh qua từng thời kỳ, giai đoạn 2010 trở về trước, trung bình hằng năm đạt khoảng 800 tỷ đồng; từ năm 2021 trở lại đây, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 12%/năm. Riêng năm 2022, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 2.972 tỷ đồng, tăng 1.572 tỷ đồng so với năm 2015, chiếm trên 17% tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp; giá trị rừng trồng trung bình đạt 37 triệu đồng/ha.

Sau 50 năm, diện tích rừng toàn tỉnh tăng từ 313.595 ha (năm 1973) lên 382.861 ha (năm 2023), tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 38,9% lên 57,7% (tăng 18,8% so với năm 1973).

KL4.JPG
Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận và biểu dương đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành kiểm lâm đã nỗ lực phấn đấu, đạt được trong suốt chặng đường 50 năm qua.

"Trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai luôn xác định “giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường, giữ nhân dân, giữ biên giới” là nhiệm vụ chiến lược, xuyên suốt và cũng là trách nhiệm của người Lào Cai đối với cả nước. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng càng cần được nâng cao", đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

KL7.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể.

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần quan tâm chăm lo, xây dựng lực lượng kiểm lâm có đủ năng lực, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Tiếp tục tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng phù hợp, hiệu quả; trước mắt phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI nâng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 60% vào năm 2025; thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đề án 01-ĐA/TU của Tỉnh ủy; Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến từ trong nhận thức của người dân và cả hệ thống chính trị đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; có biện pháp bảo vệ các nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm; khai thác hiệu quả dịch vụ môi trường rừng và kinh doanh du lịch sinh thái.

KL6.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân.

Tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp phục vụ công tác quản lý và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, thực hiện thí điểm và tiến tới tham gia thị trường tín chỉ các bon, sớm thu được phí hấp thụ và lưu trữ các bon từ rừng.

Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các hoạt động lâm nghiệp. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Khai thác hiệu quả các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển rừng bền vững.

Kl13.jpg
Thừa ủy quyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các tập thể và cá nhân.

Nhân dịp này, UBND tặng Cờ thi đua cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thường xuyên; Chủ tịch UBND tặng Bằng khen cho 6 tập thể, 24 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; tặng thưởng danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” cho 3 tập thể.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần xây dựng và phát triển lực lượng Kiểm lâm Việt Nam vững mạnh. …

Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp tặng Giấy khen cho 1 tập thể, 4 cá nhân; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tặng Giấy khen cho 10 tập thể, 40 cá nhân.

KL14.jpg
Tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các tập thể.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

fb yt zl tw