Quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng

LCĐT - Tại huyện Mường Khương, những năm qua, rừng được giao khoán cho cộng đồng, hộ gia đình bảo vệ đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Lực lượng kiểm lâm và thành viên tổ bảo vệ rừng thôn Bản Phố tuần tra.
Lực lượng kiểm lâm và thành viên tổ bảo vệ rừng thôn Bản Phố tuần tra.

Bản Phố là thôn giáp biên của xã Tả Ngài Chồ với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cuộc sống của người dân dựa hoàn toàn vào sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi. Những năm qua, rừng phòng hộ ở đây được huyện giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Định kỳ hằng tuần, hằng tháng (tùy vào từng thời điểm), tổ bảo vệ rừng thôn Bản Phố triệu tập từ 8 đến 10 người tuần tra rừng. Vì vậy, các thông tin liên quan đến hiện trạng rừng hoặc phát hiện người lạ, rừng có dấu hiệu bị xâm phạm, tổ tuần rừng sẽ ngăn chặn, báo cáo kịp thời với chính quyền xã, Hạt Kiểm lâm huyện.

Theo ông Ma Seo Chúng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng, Trưởng thôn Bản Phố, nhờ giao rừng cho cộng đồng quản lý mà hơn 92 ha rừng tự nhiên và gần 20 ha rừng kinh tế (trẩu, hồi) được người dân trong thôn gìn giữ bảo vệ, chăm sóc tốt. Nhiều năm liền không xảy ra tình trạng chặt phá rừng, cháy rừng, mà người dân trong thôn cùng nhau giữ rừng, trồng rừng mới.

Anh Ma Seo Lao, thành viên Tổ bảo vệ rừng thôn cho biết: Chúng tôi được tuyên truyền và hiểu được những lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, nên các thành viên trong tổ không chỉ phân công nhau thường xuyên tuần tra rừng, mà còn vận động người dân cùng tham gia giữ rừng và trồng rừng kinh tế.

Xã Tả Ngài Chồ có hơn 1.151 ha rừng, trong đó gần 600 ha rừng tự nhiên, hơn 556 ha rừng trồng, tỷ lệ tán che phủ rừng đạt 53,21%. Hơn 444 ha rừng đã được giao cho 9 cộng đồng và 3 hộ quản lý và bảo vệ.

Nói về công tác quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương, ông Sùng Seo Sà, Chủ tịch UBND xã Tả Ngài Chồ cho biết: Xã luôn chú trọng tuyên truyền, vận động người dân, chủ rừng tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng; kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ bảo vệ rừng thôn và xã; duy trì tổ chức lễ cúng rừng dịp đầu năm và ký kết quy ước bảo vệ rừng. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai theo quy ước thôn. Thông qua các hình trức trên, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn.

Còn tại xã Nậm Chảy, gần 1.450 ha rừng tự nhiên đã được giao cho 11 cộng đồng và 9 hộ quản lý, bảo vệ. Theo lãnh đạo xã Nậm Chảy, bên cạnh nâng cao hiệu quả của các tổ bảo vệ rừng thì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng cũng được chú trọng. Ở Nậm Chảy không còn tình trạng người dân chặt, phá rừng. Nhờ giữ được rừng nên có nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống cho người dân.

Người dân xã Tả Ngài Chồ đưa cây hồi vào trồng xen trên nương ngô.
Người dân xã Tả Ngài Chồ đưa cây hồi vào trồng xen trên nương ngô.

Đến nay, huyện Mường Khương đã giao hơn 8.230 ha rừng tự nhiên cho 128 cộng đồng và 80 hộ quản lý, bảo vệ. Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Thanh Hiếu, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương cho biết: Thời gian qua, các tổ quản lý, bảo vệ rừng luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, nên đã hạn chế tối đa việc người dân gặp khó khăn về việc làm do ảnh hưởng Covid-19 vào rừng khai thác trái phép. Rừng ở Mường Khương được bảo vệ tốt, công tác trồng rừng đạt nhiều kết quả, góp phần nâng tỷ lệ tán che phủ rừng toàn huyện lên 43,42%.

“Hạt Kiểm lâm huyện tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức cho người dân, các chủ rừng ký cam kết quản lý, bảo vệ rừng” - ông Bùi Thanh Hiếu cho biết.

Việc quản lý và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại huyện biên giới Mường Khương không chỉ nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng, mà còn bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

fb yt zl tw