Giao khoán bảo vệ rừng, người dân hưởng lợi kép

Hiện nay việc giao khoán bảo vệ rừng đối với các tổ chức, cộng đồng các thôn bản đang mang lại lợi ích kép ở tỉnh biên giới Điện Biên. Không chỉ tạo sinh kế, việc giao khoán này còn khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường thêm lực lượng giúp hạn chế cháy rừng.

Được giao quản lý, bảo vệ trên 2.200 ha rừng đặc dụng thuộc 2 xã: Mường Phăng và Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ), dù diện tích không quá rộng, nhưng Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng trước đây gặp nhiều vất vả để giữ màu xanh cho cánh rừng này. Nguyên nhân là bởi có tới 36 bản thuộc 2 xã: Pá Khoang và Mường Phăng nằm trong vùng đệm, trong đó có hơn 10 bản, khoảng 100 hộ sinh sống nằm ở khu vực giáp ranh với rừng đặc dụng. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cần đất canh tác, từ đó phụ thuộc nhiều vào rừng. Điều này đã dẫn đến tình trạng xâm hại rừng để làm nương, lấy gỗ làm nhà.

Giao khoán bảo vệ rừng, người dân hưởng lợi kép ảnh 1

Với đặc thù các cánh rừng bị ngăn cách bởi hồ Pa Khoang, việc tuần tra bảo vệ rừng của cán bộ Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng trước đây khá vất vả.

Ông Quàng Văn Thư, Tổ trưởng tổ quản lý bảo vệ rừng (Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng) cho biết, từ thực tế trên, để người dân hiểu, nâng cao trách nhiệm giữ rừng, đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường vai trò quản lý, giám sát của cộng đồng để bảo vệ rừng. Đồng thời ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn, bản trên địa bàn 2 xã: Mường Phăng và Pá Khoang với 26 cộng đồng hơn 1.870 hộ dân tham gia. 26 cộng đồng nhận khoán đã thành lập 26 tổ bảo vệ rừng thôn, bản với số lượng mỗi tổ bảo vệ rừng từ 10 – 20 người, có thôn bản 100% các hộ đều tham gia vào tổ bảo vệ. Các tổ bảo vệ rừng đều xây dựng chi tiết kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng từ 2 – 4 lần/tháng và thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ rừng của ban đi kiểm tra rừng. Nhờ đó các vụ xâm hại rừng đã giảm đáng kể trong những năm qua.

"Các tổ sẽ đi tuần tra bảo vệ rừng theo tuyến, kiểm tra những khu nào có cây gỗ to, gỗ nhỏ thì sẽ đi thường xuyên. Nhiệm vụ là sẽ đi kiểm tra rà soát những cây gẫy đổ hoặc những trường hợp khai thác rừng trái pháp luật như phát nương làm rẫy. Công tác phòng cháy chữa cháy thì có thể ở chỗ nào có nguy cơ cháy cao thì sẽ đến các điểm đó thường xuyên liên tục hơn", ông Quàng Văn Thư cho hay.

Giao khoán bảo vệ rừng, người dân hưởng lợi kép ảnh 2

Một buổi tuần tra rừng của tổ bảo vệ rừng bản Co Thón, xã Pá Khoang với cán bộ của Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng.

Việc thực hiện giao khoán, bảo vệ rừng thời gian qua trên địa bàn 2 xã: Mường Phăng và Pá Khoang đã hạn chế được tình trạng phá rừng tại rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng, góp phần duy trì ổn định diện tích rừng được giao khoán. Ngoài ra, còn nâng cao đời sống của các hộ gia đình nhận khoán, tạo động lực khuyến khích hộ tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng, đồng thời tiết kiệm ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ rừng tại cơ sở.

Ngoài ra, từ những khu vực rừng được nhận khoán, người dân đã kết hợp với việc phát triển kinh tế bằng các hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm và khai thác một số lâm sản phụ như cây dược liệu dưới tán rừng mà không làm ảnh hưởng đến rừng, đem lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình.

Ông Lò Văn Ọi, Trưởng bản Co Thón, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ cho biết, từ khi nhận khoán bảo vệ rừng, người dân đều có ý thức tự giác, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Do đó, nhiều năm nay, diện tích rừng do bản nhận khoán không xảy ra cháy rừng, phá rừng. Năm 2021, bản được nhận được gần 100 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này được thống nhất sử dụng phần lớn để phục vụ các hoạt động của tổ bảo vệ rừng, phần còn lại chia đều cho các hộ tham gia nhận khoán.

Giao khoán bảo vệ rừng, người dân hưởng lợi kép ảnh 3

Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng đối với người dân bản Co Thón, xã Pá Khoang.

"Chúng tôi đã thường xuyên nhắc nhở người dân và tuyên truyền trong các cuộc họp. Tổ quản lý khi đi tuần tra sợ cháy rừng thì cũng thường xuyên dọn dẹp những cành khô, cành gãy. Khi nhận quản lý thì người dân cũng rất có ý thức, không phá rừng nên hiện rừng cũng đang phát triển rất tốt", ông Lò Văn Ọi chia sẻ.

Ông Trần Xuân Thắng, Giám đốc Ban quản lý rừng di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng cho biết, hiện nay đối với 5 Ban quản lý rừng của tỉnh đều đã tổ chức ký hợp đồng thuê khoán, giao khoán bảo vệ rừng với các tổ chức, cộng đồng các thôn bản trên địa bàn với tổng diện tích trên 48.577 ha rừng cho 116 cộng đồng thôn, bản với khoảng 7.200 hộ dân tham gia nhận khoán.

Riêng đối với rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, năm 2021, đơn vị đã thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2020 cho 26 thôn bản với số tiền gần 1 tỷ đồng. Tiền dịch vụ môi trường rừng giúp các tổ bảo vệ rừng hoạt động hiệu quả và góp phần tăng thu nhập cho các hộ tham gia nhận khoán. Bên cạnh đó còn được khai thác lâm sản phụ ngoài gỗ để tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng đệm, vùng lõi các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Từ đó tạo động lực khuyến khích người dân tích cực tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Giao khoán bảo vệ rừng, người dân hưởng lợi kép ảnh 4

Nhờ việc giao khoán bảo vệ rừng cho các thôn bản, hơn 2.200ha rừng đặc dụng Mường Phăng đang được bảo vệ tốt.

"Cùng với giải pháp giao khoán này thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan để tăng cường công tác tuyên truyền để làm sao nâng cao nhận thức của người dân đối với vai trò của khu rừng. Từ đó dần dần thay đổi được các phong tục tập quán sử dụng các vật liệu liên quan đến gỗ, củi gây ảnh hưởng đến rừng. Đây cũng được xác định là giải pháp trước mắt và lâu dài", ông Trần Xuân Thắng cho hay.

Việc giao khoán, thuê khoán rừng cho các cộng đồng thôn bản bảo vệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng được nâng cao. Rừng được bảo vệ tốt hơn, các vụ cháy rừng, phá rừng giảm nhiều qua các năm. Từ đó, góp phần quan trọng giúp các Ban quản lý rừng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được UBND tỉnh Điện Biên giao.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Cốc Lầu: Nỗ lực đảm bảo tiêu chí thu nhập

Về đích nông thôn mới năm 2020, việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy đảng, chính quyền và người dân xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực thực hiện. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, xã duy trì 15/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí thu nhập vượt mức so với yêu cầu đề ra. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 47,5 triệu đồng/người/năm (vượt 2,5 triệu đồng/người/năm so với yêu cầu).

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chính phủ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời trên cả 03 miền Bắc - Trung - Nam các công trình, dự án quan trọng và các công trình lớn để chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dự kiến vào ngày 19/4/2025.

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Theo ghi nhận vào chiều nay (7/4), giá vàng trong nước cơ bản bình ổn, chỉ có giá vàng tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm nhanh khi rớt từ mốc 3.036 USD/ounce xuống 2.987 USD/ounce, mất 55 USD/ounce vào thời điểm buổi sáng nay.

“Cầu nối” đưa sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Yên ra thị trường

“Cầu nối” đưa sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Yên ra thị trường

Những năm gần đây, đến với các hội chợ trưng bày các sản phẩm nông, lâm sản của tỉnh, huyện Bảo Yên, gian hàng xã Vĩnh Yên được khách hàng ghé thăm, tìm hiểu và mua nhiều sản phẩm làm quà, trong đó có các sản phẩm mang nhãn hiệu Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Vĩnh Yên như tinh dầu quế, tinh dầu sả…

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw