Chỉ thị 13-CT/TW: Tác động mạnh đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 13 ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, điều dễ nhận thấy là nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân trong tỉnh về công tác phát triển lâm nghiệp được nâng lên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chỉ thị 13-CTTW Tác động mạnh đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.png

Thực hiện Chỉ thị 13, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án quan trọng như Nghị quyết số 09 về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết 10 về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020; Đề án phát triển nông - lâm nghiệp sắp xếp dân cư xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2025.

3.jpg

Cụ thể hóa nội dung chương trình, nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch thực hiện như Kế hoạch số 185 triển khai thực hiện Nghị quyết số 09; Kế hoạch số 258 triển khai thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Dự án phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời ban hành 4 chỉ thị, 26 quyết định để triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Sau 5 năm triển khai Chỉ thị 13, thành công lớn nhất là nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên rõ rệt. Số vụ vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng giảm từ 239 vụ (năm 2017) xuống 164 vụ (năm 2022). Công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng đi vào nền nếp, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ.

4.jpg

Giai đoạn 2017 - 2022, diện tích rừng trồng mới của tỉnh đạt gần 44.000 ha, vượt hơn 30% so với mục tiêu. Người dân đã áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng rừng, thâm canh kết hợp chuyển đổi cơ cấu từ cây lấy gỗ (như keo, mỡ...) sang các loại cây đa mục đích cho giá trị cao (như quế, bồ đề, trẩu...). Năng suất, hiệu quả rừng trồng tăng từ 12 m3/ha/năm lên 15 m3/ha/năm, riêng cây quế cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/ha/15 năm.

Tư duy sản xuất lâm nghiệp chuyển biến tích cực, từ mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã chuyển sang phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái. Tại vùng có điều kiện thuận lợi, nằm trong quy hoạch phát triển rừng sản xuất, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển rừng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến lâm sản. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến theo công nghệ tiên tiến, đồng thời hướng dẫn người dân khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ. Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 368 cơ sở chế biến, thương mại lâm sản với 22 doanh nghiệp, 14 hợp tác xã, 332 hộ gia đình.

Xã hội hóa nghề rừng được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và người dân quan tâm. Các nhà máy chế biến lâm sản được đầu tư xây dựng gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu tập trung. Người dân làm nghề rừng có thu nhập ổn định từ rừng. Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2017 - 2022 tăng bình quân hơn 12%/năm, từ 1.548 tỷ đồng (năm 2017) lên 2.972 tỷ đồng (năm 2022), tạo việc làm cho hơn 25.000 lao động nông thôn.

7.jpg

Công tác phòng, chống cháy rừng được tỉnh quan tâm đầu tư, chỉ đạo thực hiện, nhờ đó ý thức tuân thủ, chấp hành quy định pháp luật của người dân ngày càng được nâng lên, giai đoạn 2017 - 2022 chỉ xảy ra 10 vụ cháy với thiệt hại 18,4 ha rừng.

Để tổ chức quản lý tốt diện tích rừng và đất rừng, hạn chế thấp nhất tranh chấp đất, rừng, việc giao đất được tỉnh quan tâm và kết quả đạt được rất khả quan. Đến nay, 9/14 chủ rừng Nhà nước đã được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 140.963/222.336 ha; 39.249 hộ gia đình, cá nhân được giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 132.132 ha; diện tích còn lại do UBND cấp xã quản lý chủ yếu ở vùng sâu, đỉnh núi, độ dốc lớn và nằm rải rác, phân tán, ít có khả năng sản xuất, kinh doanh. Sau khi hoàn thành xác định, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới, mốc ranh giới sử dụng đất của ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp và diện tích do UBND cấp xã quản lý, UBND tỉnh tiếp tục bố trí nguồn lực thực hiện hoàn thành công tác giao rừng.

5.jpg

Trên cơ sở những kết quả đạt được, tỉnh đặt mục tiêu phát triển rừng sản xuất, tạo thành vùng nguyên liệu tập trung ổn định quy mô hơn 100.000 ha; cơ giới hóa trồng rừng tập trung đạt hơn 30% tại khu vực vùng thấp. Phấn đấu ít nhất 80% diện tích rừng được trồng từ giống cây lâm nghiệp đã được công nhận và có ít nhất 20% diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững, chứng chỉ hữu cơ. Phát huy tối đa các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, tín chỉ các-bon rừng... để tạo nguồn thu, tái đầu tư cho phát triển. Phấn đấu độ che phủ của rừng đạt 60% vào năm 2025.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị 13, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với đó, hoàn thiện chính sách, quy hoạch và tổ chức có hiệu lực, hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết dứt điểm tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông - lâm trường quốc doanh. Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành công tác đo đạc, xác định mốc giới, lập hồ sơ quản lý, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6.jpg

Đổi mới chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh phát triển chế biến, thương mại gỗ và lâm sản. Phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; dịch vụ môi trường rừng; du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát triển rừng; thị trường tín chỉ các-bon. Ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ mới trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Kỳ vọng của thị trường nông sản trước 2 báo cáo quan trọng của Bộ Nông nghiệp Mỹ

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã lao dốc mạnh trong quý I/2024, đối lập với diễn biến của phần lớn các loại hàng hóa cơ bản khác. Yếu tố dẫn dắt xu hướng sụt giảm này xuất phát từ triển vọng nguồn cung toàn cầu. Hai báo cáo quan trọng sắp được phát hành về thị trường nông sản Mỹ có thể sẽ hé mở phần còn lại của bức tranh toàn cảnh.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số

Sáng 27/3, tại tỉnh Lào Cai, Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

[Infographic] Những kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, kết quả giảm nghèo tại 10 xã có tỷ lệ cao của tỉnh tương đối ấn tượng, làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Quá trình triển khai, thực hiện đã phát huy được sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đặt ra.

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Thanh niên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Sau thời gian đi làm tích cóp được ít vốn, thanh niên Vũ Hữu Luật, sinh năm 1990, thôn Đo Ngoài, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng trở lại quê hương đầu tư trồng cây ăn quả. Bởi anh luôn nghĩ, không đâu bằng quê hương, với lợi thế đất đai rộng, nếu tích cực lao động chắc chắn sẽ thành công.

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu nông sản sang Australia tăng trưởng mạnh

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn của Australia trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Với lợi thế cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này dự báo còn tiếp tục tăng trưởng.

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Giải pháp triển khai công tác giảm nghèo đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Tại Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, đại diện các địa phương đã chia sẻ nhiều ý kiến, kinh nghiệm, giải pháp triển khai trong công tác giảm nghèo ở 10 xã nghèo nhất của tỉnh.

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tăng cường phòng, chống bệnh dại

Trước diễn biến số người tử vong do bệnh dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh dại trên cả nước đang tăng, các ngành chức năng, chính quyền địa phương và hộ chăn nuôi trong tỉnh đang tăng cường các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh dại.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Sau hơn 2 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng tín dụng trong cả nước thấp so với cùng thời điểm các năm gần đây. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng.

fb yt zl tw