Kim ngạch thương mại Việt-Trung tăng trưởng mạnh

Mặc dù tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, gây khó khăn cho hoạt động hợp tác, trao đổi thương mại của nhiều quốc gia, nhưng quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2021 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. 

Thương vụ Việt Nam khảo sát cơ hội hợp tác logistics và thương mại tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc)
Thương vụ Việt Nam khảo sát cơ hội hợp tác logistics và thương mại tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc)

Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. 

Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới (sau các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia).

Theo Tham tán Nông Đức Lai, điểm sáng trong quan hệ thương mại giữa hai nước trong năm qua chính là tăng trưởng kim ngạch thương mại ở mức kỷ lục với 33,5% theo thống kê của phía Việt Nam và gần 20% theo thống kê của phía Trung Quốc. 

Đây là con số phản ánh sự ổn định và hiệu quả trong trao đổi thương mại song phương giữa hai nước trong những năm gần đây, bất chấp những khó khăn và trở ngại do điều kiện khách quan tác động, như trở ngại trong các hoạt động kiểm soát dịch bệnh giữa hai nước, kinh tế thế giới chưa thực sự phục hồi sau năm đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, chuỗi sản xuất của Việt Nam vào những giai đoạn nhất định trong năm gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về tiêu dùng của thị trường Trung Quốc giảm so với các năm trước. 

Tuy nhiên, những lợi thế về quan hệ thương mại truyền thống cùng nỗ lực của các bộ, ngành liên quan của Việt Nam nhằm thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn trong các thời điểm hoạt động thương mại giữa hai nước đối mặt với nhiều áp lực và rào cản, đã góp phần đưa kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2021 lần đầu tiên đạt mốc 230 tỷ USD.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Năm 2024, phấn đấu có thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch 239/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã phấn đấu hoàn thành “Xã đạt chuẩn nông thôn mới”, “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

fb yt zl tw