Đề xuất giãn thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu sau năm 2026

Bày tỏ nhất trí với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, rượu theo lộ trình, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần cân nhắc áp thuế này sau năm 2026 để giúp doanh nghiệp có thêm thời gian cơ cấu lại sản phẩm.

1.jpg
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10.

Tăng mức thuế suất nhưng cần theo lộ trình

Sáng 22/11, theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Góp ý cụ thể về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia được quy định trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) bày tỏ ủng hộ phương án 1 trong 2 phương án áp thuế đưa ra như dự thảo.

Theo đó, đối với mặt hàng bia, phương án 1: Tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030. Tuy nhiên, đại biểu Hiếu kiến nghị chỉ nên đánh thuế từ sau năm 2026, tức bắt đầu từ năm 2027.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phát biểu.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phát biểu.

Lý do theo đại biểu nêu, trong 3, 4 năm vừa qua và trong một số năm tiếp sau đây, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, tức giảm thuế cũng như hỗ trợ các chính sách khác, trong khi nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt này ngay từ năm 2026 là điều không hợp lý, đi ngược lại với chính sách hỗ trợ đang thực thi.

Thứ 2, khi áp thuế này sẽ tác động đến tiêu dùng, do đó doanh nghiệp cần phải có một thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, đặc biệt là có những doanh nghiệp kinh doanh bia chỉ sản xuất duy nhất mặt hàng bia, nếu như không có thời gian hợp lý thì doanh nghiệp chỉ có một con đường “suy thoái dần dần”.

Do vậy, đại biểu Hiếu kiến nghị: “Cần ít nhất 2 năm để doanh nghiệp có thể sản xuất được các mặt hàng thích ứng như bia không độ và các đồ uống khác để thay thế, và trong thời gian này tôi cho rằng ít nhất phải giãn việc áp thuế bắt đầu từ năm 2027”.

Bày tỏ tán thành việc áp thuế với bia rượu như dự thảo để tiến tới các biện pháp hạn chế sử dụng các mặt hàng này, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cũng nhất trí với ý kiến không nên thực hiện ngay mức thuế này mà cần có lộ trình, sớm nhất là từ năm 2027.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) phát biểu.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) phát biểu.

Theo đại biểu, trong bối cảnh các nhà máy bia đã khó khăn sau đại dịch Covid-19, tiêu thụ giảm, nhất là quy định 0 độ cồn như vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề cho các nhà sản xuất. Nếu áp dụng thuế này ngay có thể dẫn đến nhiều khó khăn hơn nữa cho doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác bởi sau ngành này còn nhiều lĩnh vực có liên quan.

Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng không nên ghép chung bia và rượu theo dự thảo luật. Đánh thuế sẽ tác động nhiều đến các lĩnh vực khác, nhất là doanh nghiệp bởi sản xuất bia còn cần đến các ngành phụ trợ khác, chưa nói đến lĩnh vực này nộp ngân sách khá lớn.

“Các công ty rượu, bia thời gian gần đây doanh thu mới ‘nhú’ lên được chút sau đại dịch Covid-19. Do đó, theo tôi nên áp dụng phương án 1 như dự thảo luật đề xuất và giãn đến năm 2027 mới áp dụng”, đại biểu Thân kiến nghị.

Cần đánh giá tác động cụ thể hơn trước khi đề xuất mức tăng thuế

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng ủng hộ tăng mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu, nhưng riêng với mặt hàng bia, đại biểu đề nghị cân nhắc.

Theo đại biểu, muốn tăng thuế suất với mặt hàng bia phải cân nhắc hài hòa giữa việc tăng thu và mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu, cũng như sự ảnh hưởng của thuế suất đến ngành sản xuất và người lao động.

Đại biểu Ngân phân tích, thời gian vừa qua, những ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống chịu áp lực rất lớn, đặc biệt những khó khăn, thách thức từ đại dịch Covid-19. Đặc biệt từ khi có các nghị định xử lý hành chính nghiêm khắc người uống rượu, bia khi lái xe có ích lợi lớn đến bảo vệ sức khỏe người dân nhưng góc độ khác cũng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, kinh tế đêm… ở một số khu vực kinh doanh dịch vụ.

Đại biểu nhận định, ngành bia đóng góp ngân sách khá lớn, bình quân mỗi năm 56 nghìn tỷ đồng. Người lao động trực tiếp trong ngành này cũng hơn 50 nghìn người. Tuy nhiên thời gian qua có xu hướng sụt giảm cả nguồn thu và số lượng lao động trong ngành này.

“Các ngành nghề gián tiếp như phân phối bán lẻ, nhà hàng ăn uống… cũng gặp khó khăn phải đóng cửa. Do đó, tôi đề nghị cần có lộ trình tăng thuế đối với ngành bia, tránh cú sốc để vừa bảo đảm nguồn thu ngân sách, người lao động cũng không ảnh hưởng lớn và doanh nghiệp cũng có thời gian tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Ngân đề xuất.

Theo ông Ngân, hiện nay mức thuế suất đối với bia là 65%, nên áp dụng mức thuế suất này thêm 2 năm, sau đó điều chỉnh lên 70%. Mục tiêu tăng mức thuế nhằm tăng giá bán, giảm người sử dụng nhưng thực tế vừa qua cho thấy việc lực lượng chức năng mạnh tay xử lý cũng đã giảm mạnh được số người sử dụng. Do vậy về thuế cần cân nhắc tăng để không gây ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, tạo công ăn việc làm.

Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam) cho rằng tờ trình của Chính phủ tập trung phân tích nhiều về phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt nên theo phương pháp hiện hành hay đổi sang phương pháp hỗn hợp. Tuy nhiên phần phân tích đánh giá tác động của luật, đặc biệt đối với các ngành nghề khác và nền kinh tế nói chung, còn rất sơ sài, phần lớn chỉ dựa vào đề xuất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc tăng thuế để tăng giá bán sản phẩm.

Theo bà Hiền, cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận mức thuế nào và lộ trình tăng thuế nào phù hợp. Đại biểu cho rằng phải đặt ngành đồ uống có cồn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của cả nền kinh tế nói chung để đánh giá tác động một cách toàn diện.

“Thực tế ngành rượu, bia liên quan trực tiếp đến các ngành nghề phụ trợ như sản xuất bao bì, đóng gói, vận chuyển và liên quan gián tiếp đến các lĩnh vực du lịch và ẩm thực. Cần ước lượng được với mức tăng thuế và lộ trình tăng thuế đề xuất, các ngành nghề khác sẽ chịu ảnh hưởng thế nào. Liệu mức ảnh hưởng này có thể được bù trừ bởi nguồn thu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc giảm áp lực xã hội, gánh nặng y tế hay không”, bà Hiền đặt vấn đề.

Nữ đại biểu cho rằng không thể phủ nhận đóng góp của các doanh nghiệp này cho nguồn thu của một số địa phương và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo quan sát, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, nhiều đơn vị phản ánh tình hình kinh doanh hiện rất khó khăn, nếu tiếp tục kéo dài có thể sẽ dẫn đến cắt giảm nhân sự, đóng cửa nhà máy. Do vậy, đại biểu cho rằng cần xác định việc tăng thuế có ảnh hưởng tới nguồn thu và phát triển kinh tế của địa phương hay không.

“Mục tiêu giảm tiêu thụ rượu, bia nhằm bảo vệ sức khỏe người dân là cực kỳ cần thiết, tuy nhiên để hiện thực hóa mục tiêu này thông qua chính sách thuế thì cần thiết phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá sâu rộng, không chỉ thuần túy dựa vào khuyến nghị của tổ chức quốc tế để xây dựng luật. Do đó, đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính có đánh giá tác động cụ thể hơn trước khi đề xuất bất kỳ mức tăng thuế và lộ trình tăng thuế nào”, bà Hiền nói.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam).
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam).

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam), cũng đồng ý tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên cần cân nhắc lộ trình và giãn việc tăng thuế. Để đối xử một cách công bằng với doanh nghiệp, cần có lộ trình cho phù hợp, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

“Qua khảo sát thấy rằng rượu bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Nên cũng cần công bằng với doanh nghiệp trong nước làm ăn nghiêm túc. Do vậy cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động việc điều chỉnh thuế”, đại biểu Hạ kiến nghị nói.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những ngày nước rút trên công trường các dự án tái thiết khu dân cư sau lũ

Những ngày nước rút trên công trường các dự án tái thiết khu dân cư sau lũ

Vượt qua những khó khăn do thời tiết khắc nghiệt, địa hình thi công phức tạp và sức ép tiến độ rất lớn, với sự chung tay, đồng lòng từ đơn vị thi công đến các cấp chính quyền và đoàn thể, các khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai đang trong những ngày nước rút để khánh thành, đón bà con về nơi ở mới vào ngày 15/12, vượt tiến độ 15 ngày so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, UBND xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh, dựa vào quản lý cộng đồng năm 2024.

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, Trưởng Ban Việt ngữ - Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế và ngoại giao của Việt Nam năm 2024, đồng thời cũng cho rằng, trong năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn.

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Những dự án nào có mốc tiến độ trong năm 2025 cần phải tập trung tối đa nhân lực, vật lực để hoàn thành như cam kết. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh sau khi làm việc với Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận về một số dự án mà hai đơn vị đang thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 8/12, tại Hà Nội, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ xây dựng dự án tái định cư Làng Nủ (huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (huyện Bắc Hà).

fb yt zl tw