Cán bộ xã đưa trà Phình Hồ lên sàn số giá 'khét lẹt', dân mạng tranh nhau mua

Sùng A Tủa một cán bộ người dân tộc Mông đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.
Sinh ra và lớn lên tại xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, Sùng A Tủa thấu hiểu rõ cuộc sống vất vả và nỗi lo âu của bà con dân tộc Mông nơi đây. 
Với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương, anh đã tạo nên bước ngoặt lớn, xây dựng thành công thương hiệu trà Shan tuyết cổ thụ, đưa sản phẩm quê nhà lên sàn thương mại điện tử và chinh phục các thị trường quốc tế khó tính.
Những ngày đầu vượt khó xây dựng niềm tin
Từng có thời gian học tập và làm việc xa quê, khi trở về, Sùng A Tủa mang theo quyết tâm mạnh mẽ thay đổi cuộc sống bà con dân bản. 
Tuy nhiên, những ngày đầu tiên đi tuyên truyền vận động phát triển sản xuất, anh gặp phải không ít hoài nghi từ người dân. Bà con e ngại rằng: "Nuôi gà, trồng rau không khó, nhưng làm ra rồi biết bán cho ai?"
Trước những lo ngại ấy, Tủa đã mạnh dạn cam kết với bà con: "Mọi người cứ nuôi, cứ trồng, tôi sẽ mua hết sản phẩm của bà con”. Không chỉ là lời hứa, anh trực tiếp thực hiện cam kết này bằng việc thu mua nông sản ngay tại địa phương.
Anh Sùng A Tủa đi từng nhà vận động bà con trong bản.
Không dừng ở việc thu mua nông sản đơn thuần, Sùng A Tủa nhận ra rằng muốn phát triển bền vững, cần phải chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu bài bản và đưa sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử. 
Anh tự học và nhanh chóng xây dựng những kênh mạng xã hội như TikTok, Facebook, Vlog với tên gọi mộc mạc "A Tủa Anh Cán Bộ xã" để quảng bá hình ảnh quê hương và các sản phẩm đặc sản của Phình Hồ.
Ban đầu, những video của anh rất đơn giản, là các đoạn clip ghi lại công việc hàng ngày, những buổi tuyên truyền vận động người dân vào ban đêm, hình ảnh đời sống chân thực tại bản làng. 
Nhưng cũng chính sự gần gũi, chân thật ấy đã chạm vào trái tim người xem, thu hút đông đảo người quan tâm và biết đến Phình Hồ nhiều hơn.
Quyết đưa nông sản ra thị trường quốc tế
Thấy hiệu quả từ việc quảng bá số, anh quyết định đi sâu hơn, thành lập Hợp tác xã trà Shan tuyết Phình Hồ, hướng dẫn người dân chăm sóc, thu hái chè đúng quy trình kỹ thuật. 
Anh trực tiếp kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe, từ nguyên liệu, thu hái đến bảo quản rồi đến vận chuyển.
Chỉ trong vòng 2 năm, trà Shan tuyết Phình Hồ từ một sản phẩm địa phương ít ai biết đến, giờ đây đã có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử lớn, và hơn cả, sản phẩm còn chinh phục thành công các thị trường quốc tế khó tính bậc nhất như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nói về bí quyết thành công, Tủa nhấn mạnh rằng, ngoài chất lượng sản phẩm vượt trội, sự chân thành trong cách quảng bá chính là yếu tố quan trọng nhất. 
Anh kể lại: "Tôi luôn dùng chính tên thật, hình ảnh thật, công việc thật để làm nội dung trên mạng xã hội. Khách hàng quốc tế họ đánh giá rất cao sự chân thật và minh bạch đó”.
Khi trà Shan tuyết Phình Hồ lần đầu xuất sang Nhật Bản, đối tác từng rất dè dặt. Nhưng chính sự cam kết mạnh mẽ, tự tin vào chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất rõ ràng của Tủa đã khiến đối tác Nhật Bản quyết định tin tưởng. Từ đó, sản phẩm của hợp tác xã anh ngày càng vươn xa hơn.
Hành trình của Sùng A Tủa không đơn thuần là câu chuyện cá nhân mà đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều địa phương, đặc biệt là các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác. 
Anh đã chứng minh rằng, chuyển đổi số không phải là điều quá cao siêu, xa vời mà hoàn toàn khả thi ngay cả với những vùng đất xa xôi, nếu có đủ quyết tâm, sáng tạo và sự kiên trì.
"Khi bắt đầu, không ai nghĩ rằng trà Shan tuyết của chúng tôi sẽ ra được nước ngoài. Nhưng tôi luôn tin rằng chỉ cần mình kiên trì, thực sự tâm huyết và minh bạch thì không có gì là không thể”, anh Tủa khẳng định.
Hành trình ấy đã, đang và sẽ tiếp tục truyền động lực cho rất nhiều người trẻ tại vùng cao, thúc đẩy họ tự tin hơn trong việc tận dụng công nghệ, thay đổi tư duy sản xuất và tìm kiếm thị trường mới, góp phần phát triển kinh tế địa phương bền vững.
(Theo Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
fb yt zl tw