Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa

Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả 10 tỷ USD không còn xa

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam. Hiện Việt Nam đang xuất khẩu chính ngạch cho Trung Quốc 11 loại trái cây đặc sản như: sầu riêng, mít, thanh long, chuối, xoài, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, khoai lang, cây xạ đen. Trong đó, đáng chú ý, thị trường này hiện tiêu thụ đến 90% vải thiều, 80% thanh long của Việt Nam.

Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD trong cả năm 2024. Riêng mặt hàng sầu riêng, ước tính đến hết tháng 9/2024 đã vượt mốc 2,5 tỷ USD, và dự kiến có thể đạt hơn 3 tỷ USD khi kết thúc năm 2024.

Đáng chú ý, với xu hướng tăng trưởng hiện tại và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, các chuyên gia trong ngành đã dự đoán rau quả Việt Nam có tiềm năng đạt mốc xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai không xa.

Bên cạnh đó, số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ USD, chiếm gần 65% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Dự báo, năm 2024, kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ khoảng 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ USD, chiếm khoảng 70% khối lượng rau quả xuất khẩu.

Nước ta có nhiều cơ hội và tiềm năng xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc.
Nước ta có nhiều cơ hội và tiềm năng xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, nước ta có nhiều cơ hội và tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm rau củ quả sang Trung Quốc, khi mà nhu cầu tiêu thụ rau quả của thị trường này rất lớn. Đặc biệt, nếu đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn nữa.

Nông sản Việt chính thức bước lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Theo Bộ Công thương, chính quyền địa phương cần thống nhất thực hiện quy định trong quản lý thương mại biên giới. Cụ thể, trong năm 2029, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ về việc điều chỉnh số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hóa theo hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

Từ 1/1/2029, khi thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, cư dân biên giới phải có mặt để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Từ 1/1/2030, hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ được làm thủ tục tại: cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính; cửa khẩu phụ; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính; lối mở biên giới đã hoàn thành trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới...

Trong suốt thời gian qua, nước ta đã nỗ lực tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng đưa sang thị trường tỷ dân này.

Gần đây nhất, ngày 19/8, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, trái dừa tươi và cá sấu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Đặc biệt, nước ta đã hướng đến những mục tiêu cao hơn để chiếm lĩnh thị trường khi hợp tác xây dựng và vận hành gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc. Thông qua đó, tăng cường hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản và tiếp cận trực tiếp với thị trường này để thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản có thế mạnh, naag cao giá trị kinh tế. Kết quả là ngày 20/11, Lễ ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, để phát triển lâu dài, doanh nghiệp Việt cần xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, cần hướng đến việc đặt chân lên các sàn thương mại điện tử tại đây. "Khi kết nối được với hệ thống sàn thương mại điện tử, hàng nông sản Việt sẽ trực tiếp tiếp cận với người tiêu dùng Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt sẽ hạn chế được các chi phí về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và bớt đi những lo lắng về việc chi phí vận chuyển", Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Còn theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đưa nông sản Việt giới thiệu lên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc là thành công đáng ghi nhận trong đẩy mạnh hợp tác, liên kết quốc tế; để kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt tăng trưởng bứt tốc trong thời gian tới.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Những dự án nào có mốc tiến độ trong năm 2025 cần phải tập trung tối đa nhân lực, vật lực để hoàn thành như cam kết. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh sau khi làm việc với Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận về một số dự án mà hai đơn vị đang thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 8/12, tại Hà Nội, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ xây dựng dự án tái định cư Làng Nủ (huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (huyện Bắc Hà).

Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Trước thực trạng phát triển “nóng” cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh, tháng 5/2024, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương về việc chủ động tổ chức kiểm tra hoạt động xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên nước các cơ sở nuôi cá nước lạnh tự phát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 7/12, tại công trường khu tái thiết thôn Kho Vàng, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng đoàn về tiến độ dự án và chuẩn bị điều kiện tổ chức lễ khánh thành.

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Từng là hình thức phân phối được ưa chuộng hàng đầu song hiện nay, việc phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần nhiều giải pháp để chợ truyền thống lấy lại được “thời hoàng kim” của mình.

Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài 2: Lợi nhuận cao - rủi ro lớn

“Lợi nhuận ròng từ nuôi cá nước lạnh mang lại rất lớn, chỉ cần 1 - 2 lứa thành công đã có thể thu hồi vốn. Do đó, bất chấp những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nhiều hộ dân, doanh nghiệp ở các địa phương trong tỉnh vẫn rốt ráo tìm mọi vị trí có nguồn nước lạnh phù hợp để xây dựng trại nuôi” - ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai nhận định.

Bài cuối: Màu xanh trở lại

Tái thiết xanh sau thiên tai: Bài cuối: Màu xanh trở lại

Ngay sau mưa lũ, nông dân các vùng chuyên canh rau ở huyện Bảo Thắng tập trung khôi phục diện tích bị ngập úng bằng những cây trồng phù hợp, đáp ứng nhu cầu rau xanh của thị trường. Những bãi bồi ven sông Hồng và các mảnh vườn nhà đã phủ lên màu xanh non, hứa hẹn vụ rau đông thắng lợi.

Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài 1: Cơ sở nuôi “nở rộ” vượt tầm kiểm soát

Lào Cai có điều kiện khí hậu và nguồn nước sạch dồi dào để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Tuy nhiên, thời gian qua, số lượng cơ sở nuôi cá nước lạnh ở nhiều địa phương tăng nhanh, khó kiểm soát, tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thiên tai.

Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị

Hoàn thiện thể chế quản lý phát triển đô thị

Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối cũng là tiền"

"Lá chuối là tiền” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân ở xã Nậm Chảy (Mường Khương) trong thời gian gần đây. Đó không phải là câu nói đùa, cũng không phải cách nói ví von, mà sự thật lá chuối đang mang lại nguồn thu nhập, thậm chí là thu nhập cao cho người dân địa phương.

fb yt zl tw