Kiểm duyệt, thẩm định phim: Hướng đến nền điện ảnh lành mạnh

Gần đây, vấn đề kiểm duyệt, thẩm định phim lại “nóng” lên khi một số phim Việt bị cấm phổ biến hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm Luật Điện ảnh. Có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết để hoàn thiện cơ chế kiểm duyệt, thẩm định, phân loại phim, nhằm ngăn chặn những sản phẩm xấu, độc hại, tạo điều kiện cho người hoạt động điện ảnh sáng tạo, hướng đến phát triển nền điện ảnh lành mạnh.

Kiểm duyệt, thẩm định phim: Hướng đến nền điện ảnh lành mạnh ảnh 1
Một cảnh trong phim “Mắt biếc”, bộ phim được thực hiện đúng quy định về kiểm duyệt, thẩm định đã tạo dấu ấn khi tham dự các liên hoan phim quốc tế.

Để phù hợp văn hóa, luật pháp

Vừa qua, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã quyết định không cho phép phổ biến bộ phim “Vị”, vì phim có cảnh khỏa thân kéo dài và trực diện, “không phù hợp với văn hóa Việt Nam”. Quyết định được đưa ra sau khi Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện họp, đồng thời tham khảo, tư vấn ý kiến từ một số đại diện cơ quan văn hóa. Trước đó, phim “Vị” đã bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt 35 triệu đồng, vì tham dự Liên hoan Phim quốc tế Berlin 2021 khi chưa được cấp giấy phép phổ biến ở trong nước. 

Trước phim “Vị”, phim “Ròm” cũng tham dự Liên hoan Phim quốc tế Busan - Hàn Quốc 2019 khi chưa được cấp phép phổ biến ở Việt Nam và bị phạt 40 triệu đồng. Sau đó, nhà sản xuất đã rút phim tham dự Liên hoan Phim quốc tế Busan.

Việc xử lý như trên là đúng quy định của pháp luật và đúng quy trình nhưng có một số ý kiến băn khoăn về cơ chế thẩm định, phân loại phim hiện nay chưa tạo điều kiện cho các nhà làm phim trẻ đưa phim ra quốc tế, hay quan điểm thẩm định chưa phù hợp với xu hướng phát triển của điện ảnh thế giới. Đạo diễn phim “Ròm” Trần Thanh Huy bày tỏ, mỗi phim phải mất từ 6 đến 8 tháng chờ đợi để có mặt ở vòng tranh giải chính thức tại các liên hoan phim quốc tế, nhiều khi phải có tên trong danh sách tranh giải, nhà sản xuất mới có kinh phí đầu tư hoàn thiện phim; trong khi, để được cấp phép phổ biến, phim phải làm hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, số phim vi phạm chỉ là thiểu số. Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những năm qua, Việt Nam tham gia gần 150 liên hoan phim quốc tế với 330 lượt tựa phim; tổ chức 48 chương trình giới thiệu phim Việt Nam ra nước ngoài, với 186 lượt tựa phim, hầu hết đều được cấp phép phổ biến trong nước, trước khi tham gia các sự kiện. Điển hình, phim “Cha cõng con”, sau khi được cấp phép phổ biến đã chiếu tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận được nhiều giải thưởng, như: Phim châu Á xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim quốc tế Iran lần thứ 36, Phim nước ngoài hay nhất tại Liên hoan Phim quốc tế Arizona (Mỹ) lần thứ 26, Phim có cốt truyện hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Boston (Mỹ) lần thứ 15, Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Milano (Italia) lần thứ 17... Các phim thực hiện đúng quy định, như: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Cô Ba Sài Gòn”, “Mắt biếc”… đều tạo được dấu ấn khi dự các liên hoan phim quốc tế, làm tốt việc quảng bá, giới thiệu đất nước, con người và điện ảnh Việt Nam.

Kiểm duyệt, thẩm định phim: Hướng đến nền điện ảnh lành mạnh ảnh 2
Buổi làm việc bàn về phương án quản lý đối với các bộ phim Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tháng 7-2021. Ảnh: Trần Huấn

Kiểm duyệt, thẩm định phim trước khi phổ biến là cần thiết

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang chủ trì soạn thảo dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), trong đó, có nội dung được quan tâm là cấp phép phổ biến phim.

Theo Nghệ sĩ nhân dân Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, điện ảnh là lĩnh vực lan tỏa rộng và nhanh; đặc biệt, phim truyện điện ảnh có ảnh hưởng lớn đến hành vi, ứng xử, quan niệm đạo đức của xã hội và là công cụ tuyên truyền tư tưởng mạnh mẽ. Vì vậy, phim truyện điện ảnh trong và ngoài nước cần được kiểm duyệt, thẩm định, phân loại trước khi phổ biến để tránh lọt những nội dung vi phạm về chính trị, tôn giáo hay có yếu tố kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, mê tín…

Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện, công tác thẩm định, phân loại phim hiện nay cần thay đổi, đứng trên góc độ vì sự phát triển và hội nhập của điện ảnh Việt ra thế giới, tôn trọng sự sáng tạo của nghệ sĩ, giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam, chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, nhằm đem đến đời sống tinh thần phong phú cho người dân. Các đơn vị, nhà sản xuất phim chỉ cần nhiều nhất 15 ngày cho việc được cấp phép, nên không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ phát hành hay tham dự các liên hoan phim quốc tế.  

Ở góc độ người làm phim, nhà sản xuất, đạo diễn phim “Cha cõng con” Lương Đình Dũng cho rằng, việc kiểm duyệt, thẩm định, phân loại phim trước khi chiếu hay tham gia các liên hoan phim quốc tế là cần thiết. Người hoạt động điện ảnh phải cân nhắc, tính toán để thực hiện đúng quy định trước khi đưa tác phẩm vào đời sống. Cũng theo đạo diễn Lương Đình Dũng, trong quá trình cấp phép, cần tăng cường đối thoại giữa nhà sản xuất và người thẩm định để tạo sự gần gũi, thấu hiểu.

Liên quan đến vấn đề này, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Vi Kiến Thành cho biết, hiện Bộ đã thành lập 4 hội đồng thẩm định phim nhiệm kỳ 2021-2023 với nhiều đổi mới về thành phần, trong đó có những thành viên trẻ có trách nhiệm và hoạt động điện ảnh cởi mở. Ngoài ra, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) sẽ được bổ sung nội dung tăng nặng hình thức răn đe những phim “vượt rào” tham dự các liên hoan phim quốc tế khi chưa được cấp phép phổ biến trong nước, hay bị đình chỉ, thu hồi giấy phép trong hoạt động điện ảnh… Tất cả nhằm bảo vệ hoạt động điện ảnh sáng tạo, lọc bỏ sản phẩm xấu độc, xây dựng nền điện ảnh Việt lành mạnh.

Báo Hà nội mới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw