Hiến tặng sắc phong nhà Nguyễn về chủ quyền biển đảo Việt Nam

Các tài liệu hiến tặng này có nội dung liên quan đến các đội thuỷ binh bảo vệ vùng biển, được lưu giữ và bảo quản cẩn trọng trong gần 170 năm qua.

Ngày 4/8, tại huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đã diễn ra lễ hiến tặng tài liệu lịch sử liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là 7 sắc bằng, bao gồm 2 sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và 5 bằng cấp của Tuần phủ hai tỉnh Bình Thuận và Khánh Hoà, ban cấp cho ông Lê Non và Lê Văn Châm để thực thi nhiệm vụ trong việc lãnh đạo, chỉ huy quân sĩ thuộc các đội binh bảo vệ, tuần phòng vùng biển từ Bình Thuận đến Khánh Hoà.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhận một trong số 7 tài liệu quý về chủ quyền biển đảo do dòng họ Lê hiến tặng.
Ông Nguyễn Thành Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhận một trong số 7 tài liệu quý về chủ quyền biển đảo do dòng họ Lê hiến tặng.

Các tài liệu nói trên đã được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức phiên dịch, thẩm định giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. Dù không trực tiếp đề cập đến các địa danh Hoàng Sa và Trường Sa, song các sắc bằng này đều là văn bản gốc, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học quan trọng, khẳng định triều đình nhà Nguyễn trước đây đã thiết lập các đội thuỷ binh, quan tâm đến việc bố phòng, bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó không những chỉ là kỷ vật của một dòng họ, mà còn là tài liệu lịch sử quý báu của quốc gia, góp phần minh chứng cho chủ quyền của các triều đại Việt Nam trên vùng biển đảo từ thời xa xưa.

Tại buổi lễ, trưởng tộc họ Lê là ông Lê Nhự cùng các vị đại diện tộc họ đã trao hiện vật, tài liệu quý cho UBND tỉnh Bình Thuận. Ông Nguyễn Thành Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp là người nhận trực tiếp các tài liệu quý này.

Ông Lê Nhự - Trưởng tộc họ Lê, người trực tiếp bảo quản lưu giữ số tài liệu nói trên cho biết: “Tôi rất vui mừng khi được tỉnh và huyện tổ chức buổi lễ này, mục đích là để phát huy truyền thống bảo vệ vùng biển đảo của gia tộc chúng tôi. Đây không những là vinh dự riêng của gia đình tôi, mà cả xã, huyện cũng đều vinh dự”.

Trong thời gian qua, nhờ có sự gặp gỡ trao đổi, giải thích và động viên của các ban, ngành của huyện Tuy Phong, đặc biệt là của Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, ông Lê Nhự và tộc họ đã hiểu được giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của các kỷ vật mà tổ tiên để lại. Từ đó, gia tộc đã quyết định tình nguyện chuyển giao toàn bộ các tài liệu, hiện vật này cho nhà nước lưu giữ, bảo quản, phục vụ cho việc nghiên cứu, góp phần đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Ông Nguyễn Thành Tâm nhấn mạnh: “Việc cụ Lê Nhự và tộc họ tự nguyện hiến tặng những tài liệu, hiện vật lịch sử hiếm nói trên cho nhà nước là nghĩa cử hết sức cao đẹp đáng được tôn vinh và biểu dương. Đây là hành động cụ thể và thiết thực, thể hiện lòng yêu nước đáng trân trọng.”

Tại buổi lễ, UBND tỉnh Bình Thuận tặng Bằng khen cùng số tiền thưởng 30 triệu đồng cho ông Lê Nhự và tộc họ Lê (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong) vì đã có công lưu giữ, bảo quản và hiến tặng tài liệu, hiện vật lịch sử quý liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo được lưu truyền qua nhiều đời cho nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp văn hóa từ góc độ chất liệu truyền thống

Công nghiệp văn hóa từ góc độ chất liệu truyền thống

Văn hóa bản địa, văn hóa truyền thống là tài nguyên vô tận cho phát triển công nghiệp văn hóa ở nhiều lĩnh vực, nhưng không phải ai cũng thu được thành công. Vậy mà có một chàng trai đã kể những câu chuyện mới từ chất liệu cuộc sống, chất liệu văn hóa truyền thống, đó là Nguyễn Việt Nam, người sáng lập doanh nghiệp sáng tạo Tired City.

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Từ thổ cẩm truyền thống, phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa đã tạo ra sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những người chắp nối cho những sản phẩm thổ cẩm ấy là chị Trần Thị Hiền, dân tộc Tày, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ thổ cẩm Việt Nam (phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa).

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

Chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức với chủ đề "Hội tụ tinh hoa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên mới" sẽ lần lượt diễn ra tại Brazil và Saudi Arabia trong tháng 11, 12 tới đây, tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới của chuỗi hoạt động quảng bá quốc gia.

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Với sự “nở rộ” của các cửa hàng kinh doanh hoa tươi, thị trường hoa tại thành phố Lào Cai cũng dần bắt kịp xu hướng cắm hoa hiện đại, mới lạ và độc đáo. Dạo quanh các shop hoa tươi, mọi người đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người cắm hoa tỉ mẩn, chăm chút tác phẩm nghệ thuật của mình. Với họ, cắm hoa không chỉ là nghề mang lại thu nhập mà còn được thỏa sức sáng tạo, để mỗi tác phẩm là một phiên bản nghệ thuật độc đáo.

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/ 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Cuối ngõ 606, đường Điện Biên Phủ, thị xã Sa Pa có một “Tiệm tranh nhỏ” - không gian giúp bạn thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, được vẽ, tô màu, ngắm tranh đẹp và lắng nghe câu chuyện kể thú vị về văn hóa các dân tộc từ chủ nhân của những bức tranh đó.

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

"Đông Bắc - Tự hào và tỏa sáng"

 Tối 2/11/2024, tại Thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024.

fbytzltw