“Hịch biển Đông”, tiếng lòng của hàng triệu người dân Việt

Sau hàng loạt ca khúc hướng ra Biển Đông được nhiều người nghe đón nhận, nhạc sĩ Quỳnh Hợp lại tiếp tục cho ra mắt ca khúc “Hịch biển Đông”, phổ theo bài thơ của nhà thơ Đỗ Thị Hoa Ly.

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp (trái) và nhà thơ Đỗ Thị Hoa Ly cùng chung lý tưởng khi thực hiện ca khúc "Hịch biển Đông"
Nhạc sĩ Quỳnh Hợp (trái) và nhà thơ Đỗ Thị Hoa Ly cùng có sự đồng điệu khi thực hiện ca khúc "Hịch biển Đông".

Hơn 1 tháng nay, tình hình Biển Đông chưa lúc nào nguội khi mà phía Trung Quốc vẫn tỏ thái độ ngang ngược xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam. Hàng triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước bất bình, phẫn nộ và có nhiều hành động lên án sự hung hăng và tham vọng bành trướng Biển Đông của Trung Quốc. Trước tình hình ấy, giới văn nghệ sĩ liên tục có những tác phẩm đầy khí thế, thể hiện rõ tinh thần, ý chí và khát vọng của người Việt Nam trong việc cương quyết bảo vệ chủ quyền.

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp là một trong những người có nhiều tác phẩm âm nhạc được hoàn thành trong thời gian này. Chủ đề Biển Đông và hào khí yêu nước của người Việt được chị tái hiện lại rõ nét, đầy hảo sảng nhưng vẫn rất tình người trong các tác phẩm gần đây như: “Tiếng biển” (thơ Lính biển Việt Nam), “Sôi lên hào khí Việt Nam” (thơ Tường Huy), “Đêm Hoàng Sa” (thơ Lê Mạnh Thường), “Những người giữ biển” (thơ Nguyễn Hữu Quý), “Đi ngang qua sóng” (thơ Đoàn Ngọc), “Lời nguyền với biển” (Lê Thành Văn)… Mới đây nhất, ca khúc “Hịch biển Đông” được phỏng từ bài thơ “Khi Tổ quốc bão giông” của nhà thơ - nhà báo Đỗ Thị Hoa Lý đang sống và làm việc tại Ucraina cũng đã được hoàn thành.
 
Trên Facebook của nhạc sĩ Quỳnh Hợp cập nhật thường xuyên về việc hoàn thành ca khúc "Hịch biển Đông"
Trên Facebook của nhạc sĩ Quỳnh Hợp cập nhật thường xuyên về việc hoàn thành ca khúc "Hịch biển Đông"

Nhà thơ Đỗ Thị Hoa Ly chia sẻ, chị viết bài thơ “Khi Tổ quốc bão giông” vào ngày 11-6-2011, ngay sau khi sự kiện Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam. Khi nghe bài hát “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình”, nhà thơ thấy chí khí sục sôi, cảm xúc dâng trào, bài thơ“Khi Tổ quốc bão giông” đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp kể rằng, vào đêm ngày 7-5-2014, chị bất ngờ thấy trong inbox của mình lời nhắn “Gửi chị tấm lòng của đứa con xa Tổ quốc” và ngay phía dưới lời nhắn là bài thơ “Khi Tổ quốc bão giông”.

Vậy là đã ba năm, vào những ngày sóng dữ ngoài biển Đông đang cuồn cuộn, bài thơ “Khi Tổ quốc bão giông” đã có được đồng điệu bởi 2 người phụ nữ Việt Nam ở hai châu lục để rồi sau đó ca khúc “Hịch biển Đông” ra đời.

Bài “Hịch” không chỉ là tấm lòng của đứa con xa Tổ Quốc mà đó là tiếng lòng của triệu triệu trái tim Việt khắp năm châu đang sôi sục, hồi hộp dõi theo diễn biến chiến sự ngoài biển Đông.

Kể từ khi hoàn thành bài hát, gửi nhạc sĩ Yên Lam phối khí. Trong suốt quá trình thu âm tại phòng thu Lam Quân, nữ nhạc sĩ liên tục cập nhật thông tin của ca khúc cho đông đảo người nghe nhạc thông qua facebook cá nhân của mình.  

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw