Giữ tiếng đàn xưa

Tiếng đàn thánh thót, vang lên giữa thung lũng. Cụ Hà Thị Thân vừa địu đứa cháu nội trên lưng vừa thả hồn theo từng giai điệu nhịp nhàng, mấy ngón tay gảy đàn đưa qua đưa lại uyển chuyển. Cụ Thân là 1 trong 3 người ở bản Mạ 2, thị trấn Khánh Yên (Văn Bàn) biết chơi đàn tính - cây đàn gắn liền với đời sống tâm linh, văn hoá của đồng bào Tày.

Ông La Văn Mong bên cây đàn tính thân thuộc

Ông La Văn Mong bên cây đàn tính thân thuộc

Ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng khuôn mặt và dáng người của cụ vẫn in dấu xuân sắc đằm thắm thời con gái. Với trí nhớ minh mẫn, cụ Thân kể cho tôi nghe về  cây đàn tính. Ngày ấy, bản Mạ 2 có nhiều người biết chơi đàn tính, già có, trẻ có, nam thanh, nữ tú không nhiều thì ít, ai ai cũng bị hấp dẫn bởi tiếng đàn và tìm cách học chơi đàn. Bố cụ Thân cũng là người chơi đàn có tiếng ở vùng này, thường theo phục vụ các đám then. Trong những lần như vậy, cụ Thân được bố cho đi cùng, từ đó, âm thanh trầm bổng cùng những câu hát then mượt mà “ngấm dần” trong Hà Thị Thân. Niềm say mê với tiếng đàn của dân tộc lớn dần từ đó. Đến tuổi cập kê, Hà Thị Thân được nhiều chàng trai để mắt tới nhưng tiếng đàn tính cùng những lời tỏ tình ấm áp mà chàng trai cùng bản trao gửi khiến Thân xao lòng. Lấy chồng, Hà Thị Thân được chỉ dạy thêm về cách chơi đàn, các bí quyết để tiếng đàn vang vọng, đắm say. Lắng giọng, cụ Thân chia sẻ: Ngày đó, dù biết khá nhiều về đàn tính, nhưng chưa bao giờ đánh đàn trong các ngày hội, chỉ đánh đàn trong gia đình cho con, cháu nghe hoặc để thư giãn tinh thần. Gần 20 năm nay, từ ngày cụ ông mất, không hiểu nguyên do gì, tiếng đàn cứ thôi thúc, sục sôi trong lòng. Mỗi khi bản làng có hội, cụ mang đàn ra chơi, hoà cùng điệu múa hay lời hát nôm da diết, lúc rảnh rỗi, cụ mang đàn ra gảy như là cách để cửa nhà bớt hiu quạnh, vắng vẻ và tưởng nhớ về người chồng thân thương.

Đưa cho tôi xem cây đàn tính đã bị hỏng được cất giữ cẩn thận trong chiếc hòm gỗ, cụ Thân kể: Mê đàn tính là vậy, nhưng gia đình nghèo, không đủ tiền để sắm đàn, tôi tự tay làm chiếc đàn này. Về hình thức, nó không được đẹp như nhiều chiếc đàn khác, nhưng tôi rất hài lòng về độ ngân, vang của tiếng đàn. Cây đàn đã gắn bó cả đời, theo chân tôi tới nhiều đám hội và trong một lần, do sơ ý, nó đã bị hư hỏng, không sử dụng được. Tôi đã cất giữ cây đàn như là kỷ vật quý giá. Tiếp câu chuyện, giọng trầm lại, cụ bảo: Làm đàn tính dễ mà khó, khó mà dễ. Người làm đàn khéo tay chưa đủ, mà còn phải có tâm. Đàn có cấu tạo khá đơn giản và được làm từ những vật dụng sẵn có, nhưng đòi hỏi ở người thợ sự kỳ công. Bầu đàn được làm từ quả bầu khô đã khoét ruột; một thanh gỗ chắc, nhẹ được chọn để chế tác cần đàn, còn dây đàn là những sợi tơ tằm. Nói thêm về điều này, cụ Thân cho biết: Để tiếng đàn vang vọng thì công đoạn làm bầu đàn rất quan trọng, nhưng để có tiếng đàn “ngọt” thì dây đàn làm từ sợi tơ tằm là lựa chọn số một. Mỗi công đoạn đều có vai trò nhất định. Làm đàn không khó nhưng để có đàn hay, đàn tốt thì không phải ai cũng làm được.

Ông La Văn Mong là người thứ hai biết chơi đàn tính ở bản Mạ 2. Ở gian phòng rộng, người đàn ông chừng 50 tuổi đưa mình theo từng nhịp đàn, kế bên, các vị khách say sưa thưởng thức những âm thanh dịu, ngọt. Hỏi ra mới biết, hôm nay, những thành viên trong Câu lạc bộ khắp nôm của thị trấn tập trung ở nhà ông để luyện tập. Trước khi vào việc chính, chủ nhà đãi khách bằng một bản nhạc đặc biệt như vậy.

Ông Mong được dân bản gọi là “con nhà nòi” về chơi đàn tính, bởi các cụ thân sinh đều là những người hát then nổi tiếng. Ngày nhỏ, ông thường theo cha mẹ đến các đám hát then. Người cha thấy con trai say mê tiếng đàn, nên đã sắm cho con một cây đàn tính. Chính vì sự ưu ái đó, nên ngay từ lúc 10 tuổi, Mong đã biết đánh đàn tính, dù đó chỉ là những tiếng đàn đơn lẻ, không theo vần điệu. Với sự chỉ dẫn của cha, theo thời gian, tiếng đàn của ông Mong “trưởng thành” dần và những hiểu biết về cây đàn cũng dày thêm qua năm tháng. Ông bảo: Ngoài việc sử dụng trong các ngày hội, giải trí đơn thuần thì đàn tính còn là vật dụng thiêng dùng trong các dịp cúng lễ. Mỗi lần sử dụng cây đàn này phải có lễ vật dâng cúng, xin tổ tiên cho phép và chỉ được dùng để phục vụ các ông then, bà then làm lễ. Dứt lời, ông đưa tay cầm cây đàn của mình và gảy cho chúng tôi nghe một đoạn trong bản nhạc “Khảm thuông” (được dùng trong lễ giải hạn cho người già từ 50 tuổi trở lên). Tiếng đàn réo rắt, dìu dặt với những giai điệu lạ. Giải thích điều này, ông Mong cho biết thêm: Nếu đàn tính dùng trong ngày hội, dịp vui chơi thì người chơi đàn có thể tự sáng tác theo cảm nhận bản thân hoặc dựa theo nhịp bài hát quen thuộc. Riêng dùng khi lễ, phải tuân thủ nghiêm ngặt các nhịp do cha ông truyền lại. Không có một sách vở nào ghi lại những nhịp này, người học chỉ có một cách là tự ghi nhớ.

Ngày nay, ở bản Mạ 2, ngoài ông Mong, cụ Thân thì chỉ còn ông Sầm Tiến Dụng là biết cách chơi đàn tính. Mong ước của họ được truyền dạy cách chơi đàn tính cho con trẻ, để sau này, khi họ trở thành người “thiên cổ” thì tiếng đàn tính của dân tộc sẽ còn vang vọng mãi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw