Ðường bay của mảnh đạn

LCĐT - Ðêm qua, nghe đài báo sắp có đợt mưa kéo dài tận chín ngày, nên sáng nay bà Dịu xách làn đi chợ sớm.

Ở chợ, ai chẳng biết bà lựa từng bó rau non, từng con cá tươi là để mang sang cho ông Vịnh. Trước kia, người ta hay hùa vào gán ghép để hai người về chung một nhà, nhưng khi tóc hai người đã muối tiêu, vết chân chim bậu đầy trên khóe mắt thì người ta thôi không trêu nữa, bởi họ cũng đã quen với đôi bạn láng giềng chung hàng rào mọc đầy dây tơ hồng vàng óng. Ở đó, sáng bà gọi với sang: “Ông ơi ngó dùm tôi cái nhà, tôi đi công chuyện”. Trưa, bà khệ nệ bưng cái rá đựng bát canh chua, mấy khúc cá kho, vài bắp ngô luộc giục: “Ông ăn đi cho nóng”. Nhập nhoạng tối bà nói oang oang: “Nhớ bắt đàn vịt con nhốt vào lồng. Chuột dạo này tác oai tác quái lắm ông ơi. Không biết chúng ăn gì mà con nào con ấy to như cổ chân. Nhắc ông bao nhiêu lần mà không đặt bẫy. Cứ để thế chuột bắt hết gà vịt. Nuôi thế thì nuôi làm gì cho mất công”.

Càm ràm đủ thứ át cả tiếng đài FM loẹt xoẹt dò sóng. Ngay cả khi hai nhà đã tắt điện tối om mà tiếng bà vẫn chới với qua hàng rào dặn ông: “Mắc màn vào không muỗi nó làm tiệc nghe không”. Ông cười, nghĩ bụng già rồi chỉ còn da bọc xương, muỗi nào nó ham mà bà cứ phải lo. Cũng có lúc ông hỏi: “Bà không đi lấy chồng còn ở đó càm ràm tôi đến bao giờ?”. Bà già cười hiền khô: “Ủa, già rồi lấy ai mà lấy?”. Phải chi ngày mới trở về từ chiến trường, ông hỏi thế thì biết đâu bà đã nói: “Tại tôi thương ông mà. Ông có lấy tôi không?”.

Minh họa của Minh Hiếu
Minh họa của Minh Hiếu 

Trời đổ mưa đúng như nhà đài dự báo. Mưa lâu thật lâu, đổ rào rào trên mái tôn gầm gào với nỗi cô đơn trong người đàn bà. Ngồi trong nhà nhìn ra sân mãi cũng chán, bà ra hè ngó qua hàng rào tìm kiếm bóng dáng lúi húi ngồi chặt chổi của ông. Ngày nắng ông ra đồng làm ruộng hoặc lên rừng chặt lá cọ. Ngày mưa rỗi rãi, ông ngồi làm chổi cọ bán cho người trong làng. Bà từng ước gì được ngồi kế bên chẻ lạt cho ông buộc chổi, nghe ông giục: “Pha giùm tôi ấm nước chè xanh”, để nói với nhau những câu chuyện phiếm.

Mấy chuyện bà nghe được ở chợ không biết đúng sai thế nào mà chẳng biết hỏi ai. Như chuyện ở một làng xa lắc nào đó có ông lấy bảy vợ, ba chục đứa con và tương lai sẽ có thêm một bầy cháu nữa. Chuyện có nhà nọ mổ lợn phát hiện “trư cát” nặng nửa cân, mang phơi khô ngửi có mùi thơm như thuốc Bắc. Nghe đâu có người trả giá bốn tỷ mà chưa bán, còn hên hơn trúng số độc đắc còn gì. Chuyện vườn nhà người ta có cây gỗ quý, xa hàng cây số vẫn ngửi thấy mùi thơm từ thớ gỗ tỏa ra. Nghe nói người dân sống gần đó không khi nào mắc bệnh đau đầu, đêm ngủ rất ngon. Phải chi biết chính xác ở đâu bà cũng tìm đến đó xin vài chiếc lá về đặt dưới gối ông nằm. Bà biết ông nhiều đêm mất ngủ. Có thể vì ký ức chiến tranh sống dậy. Có thể vì thương cha mẹ già khuất núi. Cũng có thể vì gió lùa gối chăn đơn lẻ. Đã bao lần bà ướm lời muốn được về chung nhà thổi cơm, nấu nước, làm bạn hàn huyên mà ông đâu có chịu. Phải chi ông gật đầu thì đã chẳng có những đêm thao thức. Mà đâu phải chỉ mình ông mất ngủ…

Ngày ông trở về từ chiến trường ai cũng mừng vì thấy còn lành lặn, chứ mười người về thì có đến bốn người để lại chiến trường một phần cơ thể. Người phải đi chân gỗ, người tay áo gió lùa, người mang về một hõm mắt sâu, lại có người bị bom đạn vạt một bên tai trống huơ trống hoác. Ông trở về chỉ có chiếc ba lô xẹp lép và hai mảnh đạn găm đâu đó bên ngực trái, dĩ nhiên không phải ở tim. Năm 2003, ông đi mổ gắp ra một mảnh, còn một mảnh chạm dây thần kinh bác sỹ đành lặng lẽ lắc đầu. Những hôm trái gió trở trời, vết thương đau nhức, ông đóng cửa nằm co ro ở góc giường. Bà chui qua hàng rào bưng sang tô cháo nóng. Ông ngồi húp từng thìa cháo nghe tiếng chổi bà lia loẹt quẹt ngoài sân. Ông mường tượng ra cảnh bà đi đến đâu là lũ gà chạy theo đòi ăn, chó mèo luẩn quẩn bên chân nịnh bợ. Bà quen thuộc từng xó nhà góc bếp. Kim chỉ để đâu? Cái búa để đâu? Bẫy chuột mùa trước dùng xong cất chỗ nào? Mấy lạng vừng giống không biết tôi giấu xó xỉnh nào thế nhỉ? Thỉnh thoảng ông lại gọi với qua hàng rào để tìm một vật gì đó trong nhà mình như thế. Bà dĩ nhiên sẽ càu nhàu vài câu. Ủa, đồ nhà ông mà sao ông không nhớ để đâu? Hoặc cũng có khi bà tủm tỉm cười, xăng xái vừa chạy đi lấy đồ vừa bảo: “Phải chi mướn tôi về làm quản gia có phải tốt hơn không?”. Ông nén tiếng thở dài trong lồng ngực.

Thiên hạ thấy bà tất tưởi chợ búa lo cho ông mỗi ngày chỉ biết lắc đầu. Có hôm nửa đêm còn đạp xe đi mua thuốc cho ông, đường tối ngã dúi dụi xuống đồng lầy người bê bết bùn đất. Bà vuốt bùn ở mặt vuốt luôn cả nước mắt mình mằn mặn lẫn trong bùn. Thiên hạ hỏi:

- Thương nhau vậy sao không về mà ở với nhau?

- Ai biết đâu, tại người ta lại muốn ở một mình.

- Hay là ông ấy có vấn đề gì về sinh lý? Chứ tuổi ấy ai lại muốn thui thủi một mình.

- Bậy nào…

Rồi cũng có lúc người ta hỏi bà sao không đi lấy chồng? Chờ đợi gì một người không nghĩ cho mình? Bà cười, bảo tại tôi thích sống vậy chứ đâu ai bắt. Mình thương người ta mà người ta không thương mình cũng là lẽ bình thường.

Được ở vậy mà chăm sóc cho ông cũng đã là may mắn hơn khối người xa nghìn trùng ôm nhớ thương mà chết trong nhau. Ông thì không thích cái kiểu may mắn ấy, nên có lúc rượu say, ông nhìn bà chằm chằm hỏi rành rọt từng câu:

- Sao bà không đi lấy chồng để tôi còn lấy vợ?

- Ông thích lấy ai thì cứ lấy. Mắc mớ gì đến tôi?

- Bà kè kè ngay bên hông nhà, ai mà dám đến thương tôi nữa?

Hôm đó bà khóc thật. Đỡ ông nằm xuống giường, bôi chút dầu gió, kéo chăn đắp ấm, dọn dẹp tàn dư của một cuộc say đơn độc. Xong đâu đó bà chạy về nhà mình úp mặt xuống gối mà khóc. Hồi ấy bà mới gần bốn mươi, tuy lỡ thì nhưng nếu gật đầu cũng có khối người xin cưới. Nhưng bà chót thương ông mất rồi. Thương từ cái ngày ông trở về từ khói lửa chiến tranh cúi lạy trước bàn thờ cha mẹ. Đôi vai vạm vỡ ấy run lên đơn độc. Bà đứng ngoài hàng rào tay vô tình nắm chặt gai tre nhọn hoắt, ứa máu mà thương. Bà phá bỏ hàng rào tre trồng một rặng mồng tơi, hai bên cùng hái. Mồng tơi lụi, bà trồng mấy gốc thanh long, quả còm cõi nhưng đau đáu đỏ. Ngày rằm, mồng một, bà chọn những quả to nhất bảo ông đặt lên bàn thờ thắp hương. Tàn mùa quả thì đến mùa hoa. Bà trồng những khóm violet tím đến day dứt lòng người. Ông tránh nhìn ra phía hàng rào. Lặng lẽ với đồng ruộng, mảnh vườn. Rồi già đi lúc nào không biết…

*    *    *

Ông ốm nặng. Vết thương bên ngực trái lại hành ông một trận ra trò. Ông nằm đó, nhẫn nhịn cơn đau bằng những cái bặm môi. Bà không lỡ bỏ ông nằm một mình nên loanh quanh dọn dẹp, vừa dọn vừa càu nhàu đủ thứ chuyện để ông thấy nhà cửa bớt đi phần quạnh quẽ. Bà dọn từ ngoài ngõ đến xó nhà. Dọn từ thềm giếng đến gậm giường. Từ chạn bát đến mấy chiếc giỏ tre treo lủng liểng trên mái bếp ông chuyên để hạt giống, hành, tỏi và đôi khi bỏ quên cả túi cá khô đã mốc. Dọn xong hết mà vẫn chưa muốn về. Không lẽ cứ ngồi đó, hai con người im lặng đến nghe từng muỗi vo ve. Bà ngó lên bàn thờ thấy tàn nhang rụng tả tơi qua những mùa gió. Mấy bức di ảnh cũng bám đầy mạng nhện, chỗ vài con bướm khô gửi xác. Cũng vừa lúc ông thiu thiu ngủ, bà đoán cơn đau chắc đã giảm đi. Bà thở dài đứng dậy bắc ghế lau bàn thờ. Hình ảnh những người đã khuất bỗng nhiên sống dậy trong bà. Mẹ ông khi còn sống quanh năm lam lũ, tính thương người lắm. Nhà có ít sắn, ít ngô đều san sẻ với láng giềng trong mùa đói. Có ít phiếu vải có khi cũng nhường hàng xóm may áo cho con. Mẹ ông ướm hai cái áo lên hai đứa trẻ cười bảo: “Sau này ở gần biết đâu bén duyên rồi lấy nhau, cau trầu đâu có thiếu”. Tưởng nói vui vậy thôi mà quện duyên bà trọn cả một đời…

Đang trong dòng hồi tưởng thì bà giật mình khi nhìn thấy một túi nilon nhỏ để dưới bát nhang. Quay qua định hỏi thì thấy ông say giấc nên thôi. Qua lớp túi nilon phủ đầy bụi, bà thấy giấy tờ bên trong đã ố vàng, nét chữ đã nhòe. Giấy tờ gì chắc là phải quan trọng lắm ông mới cất trên bàn thờ như thế. Bà định để lại chỗ cũ nhưng nghĩ thế nào lại mở ra xem. Chữ mờ quá bà phải mang ra cửa nhìn cho rõ. Bà đánh vần từng chữ: “Giấy xác nhận thương tật”. Bà cố nheo mắt nhìn cho rõ, mắt bà bỗng nhòe đi. Trong tờ giấy bà cầm trên tay có ký ức chiến tranh với những đường bay của mảnh đạn đã cho bà biết rằng không chỉ có mảnh đạn đang nằm dưới ngực trái của ông, mà còn có đường bay của một mảnh đạn nào đó đã xoẹt qua háng của ông, cắt đứt đi một phần thân thể, cắt luôn cái ước vọng hạnh phúc, ước vọng lấy vợ sinh con, có một mái ấm gia đình. Bà cứ nghĩ mình không còn nước mắt để khóc vì ông nữa. Ấy vậy mà…

Có trăm đường đạn bay, cớ sao lại oái oăm như thế. Ông ơi…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw