Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025

GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, các học sinh cần lưu ý một số điểm mới về đề thi đánh giá năng lực (HAS) từ năm 2025.

Cụ thể, theo GS Nguyễn Tiến Thảo, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh đạt được theo Chương trình GDPT và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Theo đó, dạng thức và câu hỏi thi, đề thi năm 2025 sẽ được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để không gây xáo trộn việc dạy và học bậc THPT. Cùng đó sẽ có những thay đổi về chất lượng câu hỏi.

Ông Thảo cho biết, độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%.

Cấu trúc đề thi gồm 3 phần:

- Phần 1 (Toán học và xử lí số liệu/Tư duy định lượng): 75 phút, 50 câu hỏi (trong đó 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm 50.

- Phần 2 (Văn học - Ngôn ngữ/Tư duy định tính): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn) trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm 50.

- Phần 3 (thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm), thang điểm 50.

Với phần thi Khoa học, thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 2 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi/1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi và kèm theo 1 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các chủ đề Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 1 câu hỏi điền đáp án/1 chủ đề.

Còn phần thi tiếng Anh sẽ gồm 50 câu trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống…

Phần thi tiếng Anh được thiết kế phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.

img-a42c4f1e35c6-1-297.jpg
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Về tổng quan, kiến thức trong đề thi sẽ phân bổ tương đối như sau: lớp 10 khoảng 10%; lớp 11 khoảng 30%; lớp 12 khoảng 60%.

Riêng chủ đề Vật lý, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng 5% theo phân bổ chương trình giữa các lớp. Phần thi tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12 là khoảng 45%; kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình là khoảng 15%.

GS Thảo cho biết thêm, từ năm 2025, đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cấp độ cao. Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực. Đây là những thay đổi chất về xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực.

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực.

Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm.

Điểm của bài thi là tổng điểm của 3 phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm. Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Toán học và Xử lý số liệu (tư duy định lượng), Văn học - Ngôn ngữ (tư duy định tính), Khoa học hoặc tiếng Anh.

Hiện, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực từ năm 2025 với 6 đợt thi từ tháng 3 đến tháng 5 và phục vụ 85.000 lượt thi/năm.

Lịch các đợt thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2025 dự kiến như sau:

screenshot-2024-08-22-085651-1993.png

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, bài thi đánh giá năng lực triển khai từ năm 2025 có thêm phần lựa chọn ngoại ngữ, vì vậy các đơn vị chuyên môn cũng đề xuất tăng mức lệ phí lên thành 600.000 đồng/lượt thi, để tính đúng tính đủ việc phục vụ kỳ thi.

Tuy nhiên, đề xuất này vẫn trong quá trình chờ lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội xem xét, phê duyệt. Nếu đề xuất này được thông qua, mức lệ phí của kỳ thi này sẽ tăng 100.000 đồng/lượt thi so với năm 2024.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Vững chuyên môn, hòa đồng, giản dị, đó là nhận xét của Ban Giám đốc, đồng nghiệp và học sinh tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh về cô giáo Chử Thanh Tâm.

fbytzltw