Đầu tư cân bằng để bao phủ an sinh xã hội toàn dân

Để bao phủ an sinh xã hội, thế giới cần thêm 1.400 tỷ USD (3,3% GDP), trong đó châu Á - Thái Bình Dương cần 554 tỷ USD (2% GDP).

1.jpg
Quang cảnh Lễ công bố Báo cáo An sinh xã hội Thế giới 2024-2026.

Tại Báo cáo An sinh xã hội Thế giới 2024-2026 vừa được công bố, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Việt Nam) cho biết, hiện nay, hơn một nửa dân số thế giới (52,4%) được bao phủ an sinh xã hội, tỷ lệ ở châu Á - Thái Bình Dương là 53,6%.

Tuy nhiên, theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam, vẫn còn khoảng trống rất lớn khi có tới 3,8 tỷ người trên toàn thế giới nằm ngoài diện bao phủ an sinh xã hội.

Thông tin từ Báo cáo cũng cho biết tại Việt Nam, tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội cũng tăng từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010, đến năm 2011 tăng lên 4,67% GDP, năm 2021 tăng lên khoảng 6,7% GDP và năm 2023 tăng lên khoảng 7% GDP.

Tuy nhiên, các xu hướng lớn như biến đổi khí hậu, xu hướng nhân khẩu học và phát triển công nghệ tiếp tục mang đến những thách thức mới cho xã hội, các nhà hoạch định chính sách và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Đáng lưu ý, các cơn bão Yagi và Trami gần đây đã cho thấy tính dễ bị tổn thương của Việt Nam trước biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Là đơn vị phối hợp với ILO tổ chức công bố báo cáo về An sinh xã hội thế giới giai đoạn 2024-2026, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) nhấn mạnh, các chính sách an sinh xã hội đã và đang trở thành yếu tố thiết yếu trong chiến lược phát triển của các quốc gia nhằm giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập và đời sống của các gia đình, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển việc làm bền vững.

Gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng hơn nữa nhằm tạo cơ sở cho việc từng bước mở rộng mức độ bao phủ an sinh xã hội. Đó là việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 42 NQ-TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội đã được sửa đổi, bổ sung năm 2024 và hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm. Những thay đổi này đưa Việt Nam tiếp cận gần hơn đến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), phù hợp với các Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế (ILS) và các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đối với việc mở rộng an sinh xã hội toàn dân, khi thị trường lao động phi chính thức còn lớn và già hóa dân số nhanh trong điều kiện thu nhập trung bình.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, an sinh xã hội toàn dân là công cụ hàng đầu để khủng hoảng khí hậu không làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Để tiếp tục thúc đẩy an sinh xã hội toàn dân ở Việt Nam, cần đổi mới chính sách an sinh xã hội, bảo đảm hệ thống chính sách an sinh xã hội phù hợp tiêu chuẩn Lao động Quốc tế (ILS) và các thông lệ quốc tế tốt nhất;

Tập trung vào cách tiếp cận toàn diện và tích hợp bảo đảm rằng hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam có thể giải quyết các thách thức hiện nay từ quá trình chuyển đổi số, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, không bỏ ai lại phía sau;

Quan trọng hơn, đầu tư cân bằng cho cả tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và bao phủ an sinh xã hội toàn dân.

Giáo sư, Tiến sĩ Giang Thanh Long, Giảng viên cao cấp, Trường Kinh tế và quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, xu hướng già hoá dân số đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam.

Nguồn lực tài chính hạn chế trong nguy cơ “già trước khi giàu”; khoảng trống bao phủ lớn với “nhóm ở giữa mất tích” ở cả người lao động và người thụ hưởng; chính sách tản mát, chồng chéo và chưa thực sự thích ứng với già hóa dân số.

Trước bối cảnh đó, cần thống nhất, hài hòa các chính sách, chế độ an sinh xã hộI thay vì phân mảng và được quản lý theo nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiện nay.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw