Trong một studio ở TP Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ, một nghệ sĩ saxophone Ba Lan đang cùng hòa tấu với tay trống Cuba. Gần đó là hai nhạc sĩ-ca sĩ, một đến từ Kenya và một đến từ Đan Mạch đang cùng sáng tác một ca khúc mới. Ở căn phòng kế bên, tay chơi đàn oud người Lebanon và nữ nghệ sĩ Hàn Quốc chơi nhạc cụ truyền thống nước mình cũng đang tập song ca... Họ là các nghệ sĩ thuộc nhóm OneBeat có tất cả 32 nghệ sĩ đến từ 21 quốc gia thuộc cả 5 châu lục.
Dự án OneBeat với chi phí 1,25 triệu USD là sáng kiến của Bộ Ngoại giao Mỹ. Bà Ann Stock, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề giáo dục - văn hóa cho biết đây là một thử nghiệm hiệu quả về ngoại giao văn hóa, nhằm mục đích xây dựng mối liên kết giữa “những nhà sáng tạo trẻ với các lãnh đạo thế giới trong tương lai”. Mối quan hệ này không chỉ gắn kết trong âm nhạc mà còn là bước khởi đầu cho những hợp tác sau này. Hơn 900 nghệ sĩ đến từ 40 nước, tuổi từ 19 đến 35 đã nộp đơn tham gia vào OneBeat. Mặc dù tuổi còn trẻ nhưng họ đều là những người thấm nhuần vào xương máu văn hóa truyền thống của nước mình.
Aditi Bhagwat, một ca sĩ kiêm chơi nhạc cụ gõ đồng thời là một vũ công đến từ Mumbai cho biết trong ban nhạc quốc tế này không có giới hạn của văn hóa, mọi người được tự do thử nghiệm những gì mình thích. Ví dụ như một giai điệu mà cô và nhóm vừa nghĩ ra nếu ở Ấn Độ có thể bị xem là kỳ quặc. Ngoài ra, những nghệ sĩ của OneBeat sẽ kết hợp với nhau theo một kết nối nào đấy, chẳng hạn như mối quan hệ giữa âm nhạc dân gian của Ảrập - Ấn Độ, hay hai thể loại nhạc jazz - pop, hoặc cũng có thể là ngẫu hứng nếu các thành viên cùng cảm thấy “phiêu” về một giai điệu nào đấy.
32 nghệ sĩ tài hoa của OneBeat sẽ bắt đầu chuyến lưu diễn của mình từ TP Orlando bang Florida và lần lượt đi nhiều nơi quanh nước Mỹ, sau đó dừng tại điểm cuối cùng là quận Brooklyn của New York năng động. Có nhiều người trong số họ chưa bao giờ đặt chân đến nước Mỹ, chưa bao giờ ra khỏi đất nước mình và thậm chí là chưa bao giờ được ngồi máy bay nhưng dường như niềm đam mê nghệ thuật và khát khao cống hiến cùng với tình hữu nghị quốc tế trong sáng đã khiến họ trở nên rất gắn bó và ăn ý với nhau dù chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện cùng nhau.
Trong ban nhạc quốc tế này cũng có nhiều người hoạt động xã hội nhiều hơn âm nhạc. Chẳng hạn như Hélio Vanimal là một nhạc sĩ Mozambique , người thường đi đến những làng quê xa xôi để hát rap tuyên truyền về AIDS và phát triển nông nghiệp. Nên đa phần họ cũng cùng sáng tác về âm nhạc đời sống chứ không chỉ là hàn lâm.
Chị Kyungso Park , nghệ sĩ chơi đàn tranh (truyền thống của Hàn Quốc) chia sẻ: “Đi du lịch vòng quanh thế giới, ngồi nghe tất cả các buổi trình diễn nhạc dân tộc ở mỗi nước có lẽ cũng chỉ mang lại cho tôi trải nghiệm và sự sáng tạo như ở OneBeat”. Sri Joko Raharjo, giảng viên âm nhạc 29 tuổi, chuyên dạy về dàn nhạc cụ truyền thống gameland của Indonesia, cho biết: “Từ thời cụ cố cố nội tôi, gia đình đã theo con đường âm nhạc. Khi đến đây, trước sự mới lạ của các đồng nghiệp giúp làm phong phú thêm văn hóa âm nhạc của riêng tôi”.
Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.
Mỗi tiết mục là những khoảnh khắc ánh lên sự tự hào về những gì dân tộc đã làm được và niềm tin yêu về một tương lai tươi sáng, về kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.
Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!
Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.
Theo đại biểu Quốc hội, nên giữ nguyên mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, phim ảnh như hiện nay để tiếp tục tạo điều kiện đưa công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.
Tối 16/11, tại Quảng trường thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.
Ngày 16/11, tại xã Y Tý (Bát Xát), UBND huyện Bát Xát công bố, trao giải kết quả cuộc thi sáng tác logo, slogan du lịch Bát Xát và du lịch Y Tý năm 2024.
Ngày 16/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Đông Anh (Hà Nội), Hội Di sản văn hóa Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2024) và 20 năm thành lập Hội (2004 - 2024).
Sau 20 ngày diễn ra sôi nổi, tối 15/11, Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024 đã chính thức bế mạc tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, đánh dấu thành công của một kỳ liên hoan sôi động, chất lượng.
Sáng 15/11, tại bờ sông Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI/2024 đúng vào dịp lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer.
Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.
Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.
Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.