9 tháng, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu cả nước ước đạt trên 497 tỷ USD

Ngày 4/10, Tổng cục Hải quan thông tin về tình hình xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng 9/2023 và 9 tháng đầu năm. Theo đó, lũy kế trong 9 tháng năm 2023, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước ước tính là 497,66 tỷ USD, giảm 11%.

kt.jpg
Vận chuyển hàng hóa tại Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng. (Ảnh minh họa: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn)

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính riêng tháng 9/2023, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta ước tính là 60,52 tỷ USD, giảm 2,5%, tương ứng giảm 1,56 tỷ USD so với tháng trước.

Trong đó, xuất khẩu ước đạt 31,41 tỷ USD, giảm 4,1%, tương ứng giảm 1,36 tỷ USD và nhập khẩu ước 29,12 tỷ USD, giảm 0,7%, tương ứng giảm 205 triệu USD.

Lũy kế trong 9 tháng năm 2023, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước ước tính đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11%, tương ứng giảm 61,41 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu ước là 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% (tương ứng giảm 23,32 tỷ USD), và nhập khẩu ước đạt 237,99 tỷ USD, giảm 13,8% (tương ứng giảm 38,09 tỷ USD).

Về tình hình thu ngân sách nhà nước (NSNN), số thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu trong quý III/2023 đạt 83.695 tỷ đồng, giảm 9,7% so với quý II/2023 và giảm 18,4% so với quý III/2022.

Lũy kế từ ngày 1/1 đến 30/9/2023, số thu NSNN đạt 268.690 tỷ đồng, bằng 63,2% dự toán được giao, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm trước.

Buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp

Về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2023 không phát sinh điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhưng đánh giá chung trong quý III/2023, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, tập trung vào một số hành vi như: Không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng nhằm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm, ma túy, động vật hoang dã, tiền tệ qua biên giới; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn…

Trong đó, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới diễn ra hết sức phức tạp. Các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức vận chuyển với thủ đoạn ngày càng tinh vi như: Cất giấu, ngụy trang ma tuý thành hàng hóa, hành lý thông thường; mang theo người.

Tình hình tội phạm ma túy có chiều hướng gia tăng trên tuyến hàng không, tập trung chủ yếu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng từ các nước châu Âu, châu Mỹ, có sự chuyển dịch từ Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ra Sân bay quốc tế Nội Bài, sau đó vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt vào phía nam với các loại ma túy tổng hợp, các loại thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, cần sa thường ngụy trang trong các gói kẹo, thực phẩm chức năng, thức ăn chó mèo, mỹ phẩm... Trong đó, xuất hiện hiện tượng mới các chất ma túy từ các nước quá cảnh đi Lào.

Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, cảnh báo cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hướng dẫn thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tăng cường sử dụng máy phát hiện ma túy, cùng với đó tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng, chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế.

Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý trong 9 tháng đầu năm 2023 (từ ngày 16/12/2022 đến 15/9/2023), ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ 200 vụ/217 đối tượng, trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 90 vụ. Tang vật thu được khoảng 1,4 tấn ma túy các loại.

Lũy kế 9 tháng năm 2023 (từ ngày 16/12/2022 đến 15/9/2023), toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 12.903 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 5.025 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 26 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 85 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 384,7 tỷ đồng.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw