Việt Nam thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người trong tháng 11

Dự kiến sẽ có 20 người được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 ở giai đoạn 1. Sau đó, vắc xin sẽ được tiêm thử nghiệm trên khoảng 600 người trong giai đoạn 2, giai đoạn 3 là hơn 10.000 người.

Theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế, vắc xin Covid-19 do Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN nghiên cứu, sản xuất dự kiến sẽ thử nghiệm trên người trong tháng 11 sau khi hoàn thiện hồ sơ.

Hình minh họa
Hình minh họa

Để chuẩn bị cho việc thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người, Bộ Y tế đã họp với Học viện Quân Y hôm 2/11, yêu cầu xây dựng lại cơ sở vật chất để triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 theo quy định, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, Bộ Y tế sẽ cử một nhóm chuyên gia để theo dõi, giám sát quá trình thử nghiệm này.

“Dự kiến sẽ có 20 người được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 ở giai đoạn 1. Đến giai đoạn 2 sẽ thử nghiệm trên khoảng 600 người, giai đoạn 3 sẽ là hơn 10.000 người”, ông Quang cho hay.

NANOGEN nghiên cứu, sản xuất vắc xin theo công nghệ tái tổ hợp, là một trong hai nhà sản xuất được Bộ Y tế đặt nhiều kỳ vọng. Công nghệ tái tổ hợp sử dụng kỹ thuật sinh học tách và tái tổ hợp gene của SARS-CoV-2 vào vi khuẩn hoặc một dòng tế bào thích hợp. 

Trước đó, NANOGEN đã thử nghiệm độc tính của vắc xin Covid-19 ở Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, đồng thời làm test thử thách (test thử thách là tạo ra một vắc xin hoàn chỉnh tiêm thử trên động vật, sau đó cho động vật này tiếp xúc với SARS-CoV-2 để thử thách hiệu quả bảo vệ). Đơn vị cũng đã gửi mẫu test qua phòng thí nghiệm ở Hàn Quốc để thử thách song song.

Bộ Y tế cho biết sẽ hỗ trợ tối đa cho nhà sản xuất, trong đó có việc cho phép gối đầu các khâu nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trên động vật và trên người, tuy nhiên yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đảm bảo an toàn cho người tình nguyện, yêu cầu về đạo đức trong nghiên cứu y sinh.

NANOGEN là một trong 4 đơn vị Việt Nam đang tham gia nghiên cứu vắc xin Covid-19 (cùng với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC). Vắc xin của IVAC đang ở giai đoạn test thử thách trên linh trưởng, trong khi VABIOTECH đang thử nghiệm vắc xin trên khỉ.

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw