Hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc: Những không gian đọc sách trong thời đại số

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Thư viện Quốc gia hằng năm vẫn đón lượng bạn đọc rất đông đến học tập, nghiên cứu.
Thư viện Quốc gia hằng năm vẫn đón lượng bạn đọc rất đông đến học tập, nghiên cứu.

Từ không gian chia sẻ…

Đến Thư viện Quốc gia vào lúc xế chiều, qua các phòng đọc sách từ tầng 2 đến tầng 5, phóng viên không khỏi ngỡ ngàng vì hầu như phòng nào cũng vẫn còn rất đông bạn đọc.

Từ phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc dành cho doanh nhân và người nghiên cứu, phòng sách khoa học xã hội, phòng sách khoa học tự nhiên… phòng nào cũng không còn mấy chỗ trống. Cán bộ phụ trách các phòng đều cho biết, do không gian mỗi phòng khác nhau nên số lượng bạn đọc đến cũng khác nhau. Bình quân các phòng mỗi ngày đều đón từ vài chục đến hàng trăm bạn đọc, đủ các độ tuổi, ngành nghề, kể cả người nước ngoài nhưng có lẽ đông nhất vẫn là học sinh, sinh viên.

Trong bối cảnh hạn chế việc dạy thêm, học thêm hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tự học tập, nghiên cứu, các em học sinh, sinh viên tìm tới thư viện lại càng đông. Đặc biệt hiện nay đang phát triển phong trào học nhóm, thảo luận nhóm - điều trước đây hầu như không có trong môi trường yên tĩnh, nghiêm túc là thư viện.

Phòng đọc đa phương tiện ở Thư viện Quốc gia.
Phòng đọc đa phương tiện ở Thư viện Quốc gia.

Trao đổi với sinh viên Dương Thùy Hương Giang - Đại học Giao thông vận tải và nhóm bạn, các em cho biết, mặc dù ở trường cũng có thư viện nhưng các em vẫn tìm tới Thư viện Quốc gia để học vì ở đây không chỉ có nhiều tài liệu phong phú, đa dạng không phải thư viện nào cũng có mà còn có nhiều phòng đọc tiện nghi, như phòng đa phương tiện với hệ thống máy móc hiện đại, giúp truy cập các dạng tài liệu điện tử rất nhanh và tiện ích. Ngoài ra, các em tìm đến Thư viện Quốc gia để học nhóm bởi ở đây có hẳn một phòng “Không gian chia sẻ” rất phù hợp để trao đổi, thảo luận các đề tài. Với không gian mở, vừa học vừa thư giãn, các em không cảm thấy bị áp lực, gò bó như ở các nơi khác.

Trong số rất nhiều học sinh, sinh viên trong phòng “Không gian chia sẻ”, bà Nguyễn Thị Bích (63 tuổi, Hà Nội) cũng cho biết, mặc dù không còn ở độ tuổi đi học, đi làm nhưng bà vẫn đến thư viện thường xuyên. Đối với bà, đến thư viện không chỉ đơn thuần là đến để thu nạp kiến thức mà còn được nghỉ ngơi, thư giãn, gặp gỡ bạn bè, cùng thảo luận về một vấn đề mình quan tâm.

Ngoài phòng “Không gian chia sẻ”, bà Bích còn hay đến phòng sách khoa học xã hội. Ở đây bà không chọn sách nói, sách đọc online mà vẫn chọn cách đọc truyền thống, bởi khi đọc sách, bà muốn tâm trí được thảnh thơi nhất, lần giở từng trang sách, vừa đọc vừa nghiền ngẫm, chỗ nào không thích thì lướt qua, chỗ nào thích thì đọc đi đọc lại…

Mỗi năm Thư viện Quốc gia có hàng chục nghìn người đến đăng ký làm thẻ đọc sách và số lượng này không ngừng tăng lên mỗi năm, cho thấy văn hóa đọc vẫn có sức hút và vị trí nhất định trong xã hội hiện đại.

Phòng dành cho doanh nhân và các nhà nghiên cứu rất tiện nghi tại Thư viện Quốc gia.
Phòng dành cho doanh nhân và các nhà nghiên cứu rất tiện nghi tại Thư viện Quốc gia.

Trong kỷ nguyên số, mỗi người đều có rất nhiều sự lựa chọn và cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực cuộc sống, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Hằng ngày ngoài học chính khóa, các em còn phải chạy đua với các lớp học thêm, học kỹ năng… vì thế để có được những khoảng trống bình yên, thư thả khám phá cuộc sống qua những trang sách, mở ra những chân trời mới… điều tưởng như giản dị nhưng lại vô cùng khó khăn.

… đến những tác phẩm ngắn gọn, nhẹ nhàng

Chia sẻ về vấn đề này, ThS. Kiều Thúy Nga - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc đọc sách, đặc biệt ở giới trẻ, đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Do áp lực của cuộc sống, của việc học tập… tâm lý lười đọc sách, ngại đọc sách ngày càng gia tăng. Xu hướng đọc sách cũng có nhiều thay đổi đáng kể, cả về cách thức tiếp cận lẫn nội dung quan tâm.

Do quỹ thời gian hạn hẹp, bạn đọc ngày nay chuộng xu hướng đọc nhanh, đọc lướt, chọn lọc những tác phẩm có nội dung ngắn gọn, súc tích thay vì đọc những cuốn sách dày, chuyên sâu.

Phòng không gian chia sẻ tại Thư viện Quốc gia được thiết kế mở giúp bạn đọc luôn cảm thấy thỏa mái, thư giãn khi đọc sách.
Phòng không gian chia sẻ tại Thư viện Quốc gia được thiết kế mở giúp bạn đọc luôn cảm thấy thỏa mái, thư giãn khi đọc sách.

Bạn đọc trẻ quan tâm nhiều hơn đến những cuốn sách về phát triển bản thân, kỹ năng sống, kinh doanh - khởi nghiệp và công nghệ. Các sách về tư duy tích cực, quản trị thời gian, xây dựng thói quen thành công… được tìm đọc nhiều hơn. Đồng thời, sách về tài chính cá nhân, đầu tư và quản lý kinh doanh cũng được tìm kiếm nhiều, phản ánh xu hướng người trẻ ngày càng quan tâm đến sự nghiệp và làm giàu.

Những tác phẩm về tâm lý, sức khỏe tinh thần, công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số cũng được quan tâm, tìm đọc.

Trong thời kỳ hiện đại, dù xu hướng thay đổi nhưng sách văn học vẫn có chỗ đứng nhất định. Những tiểu thuyết kinh điển, sách văn học nước ngoài, truyện trinh thám, tiểu thuyết ngôn tình vẫn có lượng độc giả trung thành. Các tác phẩm văn học ngắn gọn, dễ tiếp cận được “trình làng” ngày càng nhiều, giúp độc giả tiếp cận với văn hóa đọc một cách nhẹ nhàng hơn.

ThS Kiều Thúy Nga - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
ThS Kiều Thúy Nga - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nhìn chung, trong kỷ nguyên số, dù cách tiếp cận có thay đổi nhưng nhu cầu đọc sách vẫn còn rất lớn. Điều quan trọng là các nhà xuất bản, thư viện và những người tha thiết với văn hóa đọc cần có những hướng đi mới, sáng tạo để thu hút và giữ chân độc giả.

Và các góc thư viện rất “chill”

Ở Hà Nội, Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, ngôi trường thuộc tốp đầu trong cả nước về thành tích cũng như nhiều hoạt động giáo dục, cũng là một trong những trường có nhiều sáng tạo trong mô hình xây dựng “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện” ở Hà Nội.

Với phương châm đa dạng hóa không gian thư viện, tạo dựng môi trường đọc thân thiện, thoải mái cho học sinh, nhà trường đã rất sáng tạo trong việc xây dựng không gian đọc rộng mở, đa dạng, tiện nghi, giúp học sinh “học mà chơi, chơi mà học” với các góc như: “Thư viện xanh Study Green Corner”, “Cafe sách Ams”, “Thư viện mini” ở sảnh mỗi khu nhà.

Thư viện xanh Study Green Corner của Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Thư viện xanh Study Green Corner của Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Cô Nguyễn Ngọc Trâm, giáo viên dạy văn của nhà trường cho biết, hằng ngày số lượng học sinh đến đây rất đông, các em tìm đọc tài liệu cũng có mà thảo luận học nhóm cũng rất sôi nổi. Nhờ có những góc thư viện này mà các em yêu trường và chăm đến trường hơn.

Ngoài ra, để nâng cao tinh thần chủ động đọc sách, rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày, tạo nên cộng đồng học sinh yêu thích đọc sách, đoàn thanh niên của trường còn phát động phong trào "Mỗi tháng một cuốn sách hay". Tham gia phong trào, học sinh có thể sáng tạo nhiều hình thức để chia sẻ về cuốn sách mình đọc: viết bài cảm thụ, viết thư cho nhân vật trong tác phẩm, thiết kế postcard giới thiệu sách tới bạn bè, xây dựng video review sách...

Để lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, nhất là từ các trường học, theo ThS Kiều Thúy Nga còn nhiều trường ở các địa phương cũng đã xây dựng và áp dụng thành công các mô hình thư viện sáng tạo để khuyến khích học sinh tiếp cận sách. Tiêu biểu như mô hình “Thư viện xanh” tại các trường: Trường tiểu học Lê Hồng Phong, Trường THCS Trần Phú (TP Phủ Lý, Hà Nam); Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa); Trường tiểu học Chim Vàn, xã Chim Vàn (tỉnh Sơn La)...

Với cách phân loại sách theo mã màu, không gian được trang trí sinh động và các khu vực hoạt động như góc trò chơi ngôn ngữ, góc sáng tạo…, mô hình "Thư viện thân thiện" cũng được triển khai rộng rãi tại nhiều trường học, giúp học sinh tiếp cận sách một cách tự nhiên, đồng thời phát huy trí tưởng tượng vô hạn cho học sinh.

Không gian “Cafe sách Ams” rất “chill”, tạo cảm hứng rất lớn cho các em học sinh mỗi khi đến đọc sách.
Không gian “Cafe sách Ams” rất “chill”, tạo cảm hứng rất lớn cho các em học sinh mỗi khi đến đọc sách.

Hệ thống “Thư viện thân thiện” tại các trường tiểu học thuộc 10 tỉnh, thành phố gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Tây Ninh và Cà Mau… là những điểm sáng tiêu biểu.

Chung tay lan tỏa văn hóa đọc

Bên cạnh trường học, ThS Kiều Thúy Nga cho rằng, gia đình chính là cái nôi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng những thói quen đọc sách cho mỗi con trẻ. Thế nhưng ngày nay, phần lớn các gia đình, nhất là gia đình trẻ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội và ít chú trọng đến việc đọc sách. Thậm chí, vì không được rèn thói quen đọc sách ngay từ nhỏ, nhiều trẻ đã dần lãng quên sách hay tệ hơn là bị sợ sách.

Để duy trì thói quen đọc sách giúp con trẻ phát triển trí tuệ, làm giàu thêm vốn tri thức, hoàn thiện nhân cách, các gia đình mà trụ cột là bố mẹ, ông bà phải kiên nhẫn “đọc sách cùng con”; xây dựng tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ; phát triển mô hình “Gia đình đọc sách-Gắn kết yêu thương”....

Không chỉ trong gia đình và trường học, văn hóa đọc cũng cần được thúc đẩy mạnh mẽ tại các cơ quan, đơn vị. Nhiều tổ chức đã thiết lập "Không gian văn hóa đọc", xây dựng thư viện thu nhỏ với đa dạng đầu sách về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, pháp luật... nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ, công nhân viên. Tiêu biểu như Công an thành phố Hải Phòng; Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội 2, Công ty cổ phần Nhựa Tiền Phong, Công ty Đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng)…

Thư viện mini được thiết kế tại sảnh các tòa nhà tại Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, rất tiện lợi giúp các em học sinh "học mà chơi, chơi mà học".
Thư viện mini được thiết kế tại sảnh các tòa nhà tại Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, rất tiện lợi giúp các em học sinh "học mà chơi, chơi mà học".

Những mô hình này không chỉ góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội học tập bền vững, tạo nền tảng tri thức vững chắc cho mỗi cá nhân và tập thể.

Tuy nhiên ThS Kiều Thúy Nga cũng cho biết, theo thống kê từ Bộ Thông tin Truyền thông năm 2024, hiện nay mới chỉ có khoảng 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng đọc và có tới 26% hoàn toàn không đọc sách. Trung bình, một người Việt chỉ đọc khoảng 4 cuốn sách mỗi năm, trong đó có tới 2,8 cuốn là sách giáo khoa, điều này cho thấy việc đọc sách tự nguyện để mở rộng tri thức chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng. So với các quốc gia khác trên thế giới, thói quen đọc sách của người Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Để duy trì và phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số, theo ThS Kiều Thúy Nga, ngoài việc đẩy mạnh mô hình đọc sách ở gia đình - nhà trường - xã hội thì các nhà xuất bản và thư viện cũng cần kết hợp linh hoạt giữa sách in và sách điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ như thư viện số, audiobook, trí tuệ nhân tạo (AI) gợi ý sách phù hợp.

Bên cạnh đó, cần đầu tư phát triển thư viện, không gian đọc cộng đồng, tổ chức hội sách, tọa đàm nhằm lan tỏa niềm đam mê đọc sách. Chính sách hỗ trợ giá sách, phát triển tủ sách gia đình, tủ sách cộng đồng… cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhân rộng và phổ biến văn hóa đọc.

Để xây dựng sức mạnh mềm cho quốc gia, hình thành nên thế hệ những công dân có trí tuệ, có khả năng sáng tạo, có đạo đức, lối sống lành mạnh, cần lắm sự chung tay của toàn xã hội.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

fb yt zl tw