Nghị quyết 57: Tầm nhìn chiến lược để Việt Nam bắt nhịp cùng thời đại

Khoa học, công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng, thậm chí quyết định đến sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trọng tâm là Nghị quyết 02-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), Nghị quyết 52-NQ/TW và Kết luận 69-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII), Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hóa Nghị quyết 20-NQ/TW của Đảng, tạo hành lang pháp lý cho khoa học và công nghệ phát triển với nhiều cơ chế, chính sách mới phù hợp với nền kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Các văn kiện trên đều khẳng định khoa học và công nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

khoa-hoc1.jpg
Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Ảnh: Báo Tin tức

Thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ chế để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống chưa thực sự hiệu quả, tư duy của hệ thống quản lý chậm đổi mới, dẫn tới các giải pháp thực hiện không triệt để, khoa học và công nghệ vẫn chưa thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Để hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số nâng lên tầm cao mới, bắt nhịp cùng thời đại, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57).

Bên cạnh đánh giá những kết quả đã đạt được, Nghị quyết 57 chỉ ra: “Tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; quy mô, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách xa so với nhóm các nước phát triển; nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành, cán bộ, công chức và Nhân dân về chuyển đổi số chưa đầy đủ và sâu sắc; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi; thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu; hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng số còn nhiều hạn chế; an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu còn nhiều thách thức”. Nghị quyết đã xác định khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “là đột phá quan trọng hàng đầu”, đề ra các mục tiêu cụ thể ở mức cao.

1.jpg
Phát động phong trào "bình dân học vụ số" năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Ảnh: Vân Thảo

Đến năm 2030 và 2045, Việt Nam có thể trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao, có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50%, thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Có thể khẳng định Nghị quyết 57 là tầm nhìn chiến lược của Đảng ta tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và số hóa. Để đạt được mục tiêu trên, cần có những bước đột phá, trong đó, bước đột phá căn cơ là tăng mức đầu tư, cụ thể là đến năm 2030 phải bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo nhu cầu phát triển. Một bước đột phá quan trọng nữa là đổi mới tư duy về quản lý đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Điểm mới có tính đột phá của Nghị quyết số 57 là xác định “chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo”.

ung-dung2.jpg
Ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số năng lực cạnh tranh quốc gia. Ảnh: Báo Tin tức

Như vậy, Nghị quyết 57 cùng với Kết luận 14-KT/TW của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung ban hành trước đó đã mở rộng cánh cửa khuyến khích đội ngũ trí thức, nhà khoa học yên tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, dám nghĩ, dám làm, dám nhận nhiệm vụ khi tiếp cận nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học, công nghệ. Với những quy định trên sẽ tập hợp được tầng lớp tinh hoa trong và ngoài nước, nguồn lực đặc biệt quan trọng, sẵn sàng cống hiến trí tuệ, công sức cho đất nước mạnh giàu “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Để Nghị quyết 57 thực sự vào cuộc sống cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân và doanh nghiệp, sự thay đổi tư duy của bộ máy quản lý tạo hành lang pháp lý thực hiện. Nghị quyết nêu rõ: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết 57 là quá trình lâu dài xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chắc chắn Nghị quyết sẽ đạt hiệu quả cao, bởi lần đầu tiên người đứng đầu Đảng ta trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Bên cạnh Ban Chỉ đạo còn có Hội đồng tư vấn gồm các nhà quản lý, nhà khoa học có trình độ và uy tín tham gia. Đó là những điều kiện thuận lợi để công cuộc phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia ở nước ta thành công. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi trí tuệ nhân tạo sáng tác thay con người: Khoảng trống pháp lý và đạo đức

Khi trí tuệ nhân tạo sáng tác thay con người: Khoảng trống pháp lý và đạo đức

Trong làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ, bản quyền nổi lên như một vấn đề nhức nhối và chưa có lời giải thỏa đáng. Việc xác định trách nhiệm khi AI vi phạm bản quyền không chỉ là câu chuyện pháp lý, mà còn là bài toán đạo đức và xã hội, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu thực hiện trực tuyến 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 69/CĐ-TTg ngày 22/5/2025 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Giao diện hệ thống tự động hóa quy trình ứng dụng AI

Doanh nghiệp Lào Cai chủ động chuyển đổi số

Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Tại Lào Cai, nhiều doanh nghiệp đang chủ động tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao năng suất và mở rộng thị trường trong bối cảnh cạnh tranh số ngày càng gay gắt.

Nâng cao kỹ năng số từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Nâng cao kỹ năng số từ phong trào “Bình dân học vụ số”

Chuyển đổi số đang mở ra những cơ hội mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc thu hẹp khoảng cách số giữa các nhóm dân cư. Tại Lào Cai, phong trào “Bình dân học vụ số” đã trở thành một trong những giải pháp tiên phong, giúp phổ cập kỹ năng số cho tất cả người dân. Với sự tham gia tích cực của lực lượng thanh niên, phong trào này không chỉ mang lại những thay đổi rõ nét về nhận thức mà còn thúc đẩy sự tham gia chủ động của cộng đồng.

[Infographic] Mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2045

[Infographic] Mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2045

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, tỉnh Lào Cai đã xác định một số mục tiêu quan trọng từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57 và phát động Phong trào “Bình dân học vụ số”

Sáng 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu tỉnh đến các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và cơ sở.

Chính thức vận hành Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Chính thức vận hành Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sau gần 5 tháng kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, ngày 20/5, Hệ thống thông tin giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 57 chính thức được đưa vào vận hành trên Cổng Thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Bộ Chỉ số KPI (chiến lược, tác nghiệp).

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Điểm nhấn của bản ghi nhớ là việc phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Hệ thống báo Đảng tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.

Bát Xát: Hơn 160 cán bộ, giáo viên được tập huấn chuyển đổi số

Bát Xát: Hơn 160 cán bộ, giáo viên được tập huấn chuyển đổi số

Ngày 15/5, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Bát Xát tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho 167 học viên là cán bộ quản lý, viên chức, văn thư, bí thư đoàn trường, nhân viên phụ trách công nghệ thông tin của các trường học; cán bộ phụ trách chuyển đổi số Trung tâm Y tế và văn thư các trạm y tế trên địa bàn huyện.

fb yt zl tw