Công nghệ chiến lược trong kỷ nguyên số

Hỏi: Công nghệ Blockchain gần đây được nhắc đến như một yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa hiểu rõ về công nghệ này. Vậy Blockchain là gì và nó hoạt động ra sao?

Công nghệ Blockchain được đánh giá cao nhờ tính minh bạch, bảo mật và phi tập trung.

Công nghệ Blockchain được đánh giá cao nhờ tính minh bạch, bảo mật và phi tập trung.

Đáp: Công nghệ Blockchain (chuỗi khối) là một hệ thống ghi chép dữ liệu theo cách phi tập trung, bảo mật cao. Blockchain hoạt động như một “cuốn sổ cái kỹ thuật số”, ai cũng có thể xem nhưng không ai có thể tùy tiện sửa đổi. Cách thức hoạt động của công nghệ này là thông tin giao dịch được lưu thành các khối dữ liệu (block), các khối này được liên kết với nhau bằng mã niêm phong, tạo thành một chuỗi (chain).

Mỗi khối sẽ có dữ liệu giao dịch (thí dụ ai gửi cho ai); thời điểm giao dịch và mã định danh duy nhất. Một khi dữ liệu đã được ghi vào Blockchain thì sẽ không bị sửa đổi hoặc xóa đi, nếu ai đó cố sửa một khối, toàn bộ chuỗi Blockchain sẽ phát hiện ra lỗi và bác bỏ thay đổi đó. Tính phi tập trung của công nghệ này thể hiện ở việc dữ liệu được sao chép và lưu trữ trên nhiều máy tính trong mạng lưới, giúp bảo đảm tính minh bạch và an toàn, thay vì chỉ lưu trên một máy chủ tập trung.

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam mô tả: Hãy tưởng tượng Blockchain như một cuốn sổ cái dùng chung trong khu chợ. Mỗi người bán hàng đều có một bản sao của cuốn sổ này. Khi có giao dịch là ông A bán một món hàng cho bà B với mức giá cụ thể, tất cả mọi người trong chợ đều ghi lại thông tin đó vào sổ của họ. Khi sổ đầy một trang, mọi người cùng kiểm tra lại để bảo đảm không có sai sót, rồi mới chuyển sang trang mới - tương đương với việc tạo một khối (block) mới trong Blockchain. Nếu tất cả thông tin đều chính xác, trang sổ này sẽ được chốt lại và sao chép đồng nhất trên tất cả các sổ. Nếu ai đó cố tình sửa đổi thông tin trong sổ của mình, sự khác biệt sẽ bị phát hiện ngay lập tức vì các cuốn sổ khác không khớp với thay đổi đó.

Hỏi: Công nghệ Blockchain được đánh giá cao nhờ tính minh bạch, bảo mật và phi tập trung. Vậy, công nghệ này đang được ứng dụng như thế nào trong thực tế?

Đáp: Hiện nay, nhiều giao dịch tại Việt Nam vẫn phải thông qua trung gian như ngân hàng, công chứng viên hay cơ quan nhà nước, dẫn đến quy trình chậm trễ và tốn kém. Chẳng hạn, chuyển tiền liên ngân hàng có thể mất từ vài giờ đến vài ngày; giao dịch bất động sản cần công chứng, xác minh giấy tờ, kéo dài thời gian xử lý; việc quản lý tiền từ thiện đôi khi thiếu minh bạch, gây mất niềm tin trong cộng đồng... Blockchain, với khả năng ghi nhận giao dịch minh bạch và bảo mật, có thể là giải pháp giúp khắc phục những hạn chế này.

Công nghệ Blockchain đang dần được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, đặc biệt trong giao dịch tài chính và hợp đồng thông minh.

Trong lĩnh vực tài chính, mặc dù tiền mã hóa hiện không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, nhưng việc sở hữu và giao dịch tiền mã hóa vẫn diễn ra trên các sàn giao dịch quốc tế hoặc nền tảng ngang hàng (P2P). Tuy nhiên, do chưa có khung pháp lý đầy đủ, những giao dịch này không được bảo vệ khi có tranh chấp. Một số ngân hàng Việt Nam đã thử nghiệm Blockchain nhằm nâng cao hiệu suất xử lý giao dịch và giảm rủi ro, bảo vệ khách hàng và bảo đảm an toàn tài chính.

Bên cạnh đó, hợp đồng thông minh là một ứng dụng quan trọng khác của Blockchain. Đây là các chương trình tự động thực thi khi các điều kiện được đáp ứng. Nếu áp dụng vào mua bán bất động sản, quá trình có thể diễn ra như sau: Người mua đặt cọc bằng tiền điện tử trên Blockchain, khi hồ sơ hợp lệ, hệ thống tự động chuyển tiền cho người bán và cập nhật quyền sở hữu ngay lập tức mà không cần công chứng viên. Một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ này, tuy nhiên do pháp luật chưa công nhận hợp đồng thông minh, các giao dịch chính thức vẫn phải tuân theo quy trình truyền thống.

Gần đây có tình trạng một số tổ chức, cá nhân kêu gọi từ thiện bị nghi ngờ về tính minh bạch. Nếu ứng dụng Blockchain, tất cả giao dịch quyên góp đều hiển thị công khai, không ai có thể sửa đổi số liệu, giúp ngăn chặn gian lận. Tương tự, Blockchain có thể được dùng trong đấu thầu công để công khai giá trị hợp đồng, bảo đảm minh bạch, ngăn chặn tiêu cực trong mua sắm công.

Theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam: “Blockchain là công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó bảo đảm được độ tin cậy của dữ liệu trong công cuộc chuyển đổi số, khi mọi công việc đều dựa trên dữ liệu. Blockchain có thể ứng dụng trong quản lý tài sản, xác minh danh tính, chống hàng giả, gian lận. Trong tương lai, khi Việt Nam ban hành các quy định rõ ràng hơn, công nghệ này có thể giúp nền kinh tế vận hành minh bạch, hiệu quả hơn. Với giá trị giao dịch tiền mã hóa trong năm 2024 khoảng 120 tỷ USD, Blockchain có thể đem lại cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm tài sản số trong khu vực và đóng góp tỷ trọng lớn trong nền kinh tế số”. Hiện, Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 đã nêu định nghĩa về công nghệ Blokchain và dành một chương cho tài sản số.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều 12/5, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương.

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai đang tích cực triển khai chuyển đổi hợp đồng dịch vụ cấp nước từ bản giấy sang hợp đồng điện tử - tiến trình quan trọng trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số Thành phố (số 17 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - thiết chế báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại đầu tiên của thành phố, được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin truyền thông trong kỷ nguyên số.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được ứng dụng mạnh trên mọi lĩnh vực, Vườn Quốc gia Hoàng Liên - nơi được mệnh danh là “kho báu sinh học” của vùng Tây Bắc cũng bắt nhịp với xu thế. Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Ngày 8 tháng 5, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn công tác Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai.

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Sau 2 ngày nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia (NCA) ra mắt, hơn 34.900 người tham gia khóa học miễn phí dành cho người dùng cá nhân. Khóa học với tên gọi “Cẩm nang an ninh mạng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dùng nhận diện các rủi ro mạng thường gặp, phòng tránh lừa đảo trực tuyến và bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

fb yt zl tw