VASEP phản đối kết quả cuối cùng thuế chống trợ cấp tôm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hôm nay, 14-8, chính thức phản đối kết quả vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh Việt Nam tại thị trường Mỹ và cho rằng: “Đây là một quyết định không công bằng đối với ngành tôm Việt Nam”.

Chính người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp quyết định này.
Chính người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp quyết định này.

Trước đó, ngày 12-8-2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra Quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo thông báo gửi đăng Công báo Liên bang do ông Paul Piquado, Trợ lý Bộ trưởng, phụ trách Cục quản lý nhập khẩu DOC ký ngày 12-8-2013, DOC đã quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam, cụ thể như sau:

1/ Mức thuế suất CVD đối với hai bị đơn bắt buộc gồm Công ty Thủy sản Minh Quí (Minh Qui Seafoods Co. Ltd) là 7,88%; và Công ty Thủy sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Co.) là 1,15%.

2/ Mức thuế suất CVD toàn quốc cho tất cả các công ty khác là 4,52%.

VASEP cho rằng, quyết định áp thuế CVD là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt nam trong lúc các doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ chế thị trường, không nhận trợ cấp của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không nhận được bất kỳ trợ cấp riêng biệt nào cho ngành tôm trong nhiều năm qua.

VASEP chỉ rõ: Quyết định này, cùng với việc đánh thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ là một quyết định không công bằng, đánh hai loại thuế lên cùng một sản phẩm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hơn 600 nghìn nông dân, người làm chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam.

VASEP cũng khuyến nghị: “Không chỉ ngành tôm của Việt Nam và các nước khác chịu thuế CVD này bị ảnh hưởng nặng nề mà chính người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng sẽ chịu tác động trực tiếp. Họ sẽ phải trả giá cao hơn cho sản phẩm tôm nhập khẩu mà họ đang quen tiêu thụ. Tôm nhập khẩu chiếm hơn 90% tổng nguồn cung tôm cho thị trường Hoa Kỳ. Đáng quan tâm hơn nữa, năm 2012, ngành tôm nội địa Hoa Kỳ đã có sự tăng trưởng đáng kể về cả sản lượng và giá cả, cho thấy tôm nhập khẩu không có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ngành đến tôm nội địa của Mỹ.

VASEP đề nghị Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) xem xét công tâm và đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

fbytzltw