Tuổi trẻ Văn Bàn thi đua phát triển kinh tế

LCĐT - Những năm gần đây, phong trào thanh niên khởi nghiệp có sức lan tỏa mạnh trên địa bàn huyện Văn Bàn, nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, truyền cảm hứng cho lực lượng trẻ vươn lên làm giàu.

Anh An Văn Tuấn tại lễ trao giải cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp Startup - Ideas tỉnh Lào Cai, lần thứ II/2020.
Anh An Văn Tuấn tại lễ trao giải cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp Startup - Ideas tỉnh Lào Cai, lần thứ II/2020.

Trước đây, gia đình anh Hà Đức Lưu, thôn Phát Cưởm, xã Khánh Yên Hạ phát triển kinh tế chủ yếu từ cấy lúa, trồng ngô và nuôi gần 100 con gà, vịt. Sau nhiều năm lao động nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên đã có thời gian, anh Lưu đi làm xa với mong muốn có thêm thu nhập. Năm 2020, trong một lần truy cập mạng xã hội, anh tình cờ xem được video về mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao từ nuôi ốc nhồi, ếch nên anh quyết định thử nghiệm.

Anh đã đến các trại giống trong tỉnh và một số mô hình của đoàn viên, thanh niên tại tỉnh Phú Thọ để học kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ốc nhồi, ếch, sau đó anh mạnh dạn chuyển một phần diện tích đất cấy lúa để đào 10 ao nuôi. Lứa đầu, anh nhập 4,5 vạn con ốc nhồi và 1.000 con ếch về nuôi. Trên các bờ ao, anh trồng bí đao, vừa để lấy thức ăn cho ốc, vừa tạo bóng mát cho ao nuôi. Theo anh Hà Đức Lưu, thời gian từ khi nuôi đến khi xuất bán ra thị trường của ốc là gần 4 tháng, ếch là 3 tháng, với giá bán thương phẩm từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng/kg ốc và hơn 70.000 đồng/kg ếch. Anh còn học kỹ thuật ấp trứng ốc để có thể chủ động nguồn giống và giảm chi phí đầu tư. “Đến thời điểm này, toàn bộ ốc nhồi và ếch nuôi của gia đình phát triển tốt, đã có nhiều người đến hỏi mua và đặt hàng. Tôi dự kiến mở rộng quy mô thêm 10 ao nuôi vào cuối năm 2021”, anh Lưu cho biết.

Cuối năm 2019, anh An Văn Tuấn, thôn Ken 1, xã Chiềng Ken huy động thêm 6 thành viên thành lập Hợp tác xã Thế Tuấn chuyên sản xuất các sản phẩm tinh dầu. Hợp tác xã hiện có 3 sản phẩm chính là tinh dầu sả Java, tinh dầu đài bi và tinh dầu màng tang. Năm 2020, hợp tác xã chưng cất được hơn 1.000 mẻ, thu hơn 10.000 lít tinh dầu các loại, mang về doanh thu hàng tỷ đồng. Cũng trong năm này, ý tưởng sản xuất tinh dầu tự nhiên của anh An Văn Tuấn đã xuất sắc vượt qua 120 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp và đoạt giải Nhất cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp Startup - Ideas tỉnh Lào Cai lần thứ II. Không chỉ mang lại nguồn thu cho các thành viên hợp tác xã, mô hình sản xuất, kinh doanh tinh dầu của Hợp tác xã Thế Tuấn còn liên kết đầu tư giống và nguyên liệu sả Java cho người dân quanh vùng, qua đó tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên và gần 20 lao động theo thời vụ với mức 200.000 đồng/ngày công.

Không bằng lòng với những gì đạt được, anh Tuấn luôn phát huy tinh thần học hỏi, dám nghĩ, dám làm để phát triển thêm sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tháng 4/2021, Hợp tác xã Thế Tuấn cho ra mắt các sản phẩm trà, cao lá, xịt khoáng… có nguyên liệu từ cây tía tô.

Anh Hà Đức Lưu cho ốc ăn.
Anh Hà Đức Lưu cho ốc ăn.

Còn tại thôn Lủ 1, xã Võ Lao, mô hình nuôi gà thả vườn quy mô hàng chục nghìn con mỗi năm của thanh niên Hoàng Văn Khơi đang trở thành điển hình để đoàn viên, thanh niên trên địa bàn học tập. Được gia đình động viên, anh Khơi đã vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để khởi nghiệp. Thực hiện từ năm 2019, chăn nuôi theo hình thức gối vụ với 3 lứa gà/năm, mỗi lứa anh bán ra thị trường từ 4.000 đến 5.000 con gà.

Trên đây chỉ là 3 trong rất nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên huyện Văn Bàn làm chủ. Thời gian qua, để giúp đoàn viên, thanh niên lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn Văn Bàn đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với đó, tổ chức đoàn trên địa bàn còn hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế. Huyện đoàn duy trì hiệu quả hoạt động của Đội thanh niên tình nguyện chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Trong năm qua, đội đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận chín sớm tại xã Nậm Chày cho 10 đoàn viên, thanh niên và tập huấn cho 65 đoàn viên, thanh niên, người dân xã Liêm Phú kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quế, cây hồi theo phương thức trồng hữu cơ. Đặc biệt, cuối năm 2020, Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp huyện Văn Bàn được thành lập với sự tham gia của 40 thành viên, giúp đoàn viên, thanh niên trên địa bàn có cơ hội được giao lưu, chia sẻ, nâng cao kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Ngay khi được thành lập, câu lạc bộ đã xây dựng các chương trình kết nối vùng miền, kênh bán hàng, căn cứ trên thương hiệu có sẵn để hình thành chuỗi cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Trong năm 2020, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Văn Bàn đã phối hợp với tổ chức đoàn, hội thanh niên các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai tổ chức thành công Diễn đàn “Thanh niên khởi nghiệp năm 2020” với hơn 300 đoàn viên 3 huyện tham gia. Tại diễn đàn, đoàn viên, thanh niên được tìm hiểu các mô hình thanh niên khởi nghiệp; tọa đàm với lãnh đạo Tỉnh đoàn, UBND huyện Văn Bàn, các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp trẻ để hiểu rõ hơn về cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của trung ương, tỉnh, huyện.

Bên cạnh kiến thức, sáng tạo và quyết tâm của mỗi đoàn viên, thanh niên, sự đồng hành của chính quyền địa phương và tổ chức đoàn là động lực động viên đoàn viên, thanh niên Văn Bàn mạnh dạn khởi sự kinh doanh, đổi mới sáng tạo để lập thân, lập nghiệp và thành công trên quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw