Trung Quốc yêu cầu Philippines rút tàu chiến cũ khỏi bãi Cỏ Mây

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh lên tiếng yêu cầu Philippines phải kéo chiếc tàu chiến cũ ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây.

Cùng với việc yêu cầu Philippines từ bỏ vụ kiện về vấn đề Biển Đông lên Toà Trọng tài quốc tế, Trung Quốc còn doạ sẽ áp dụng “biện pháp tiếp theo” buộc Philppines phải rút chiếc tàu cũ đang “mắc cạn” tại bãi Cỏ Mây trên Biển Đông.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh chiều 15/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh lên tiếng yêu cầu Philippines phải kéo chiếc tàu chiến cũ ra khỏi khu vực bãi Cỏ Mây, đồng thời đe doạ Trung Quốc sẽ “bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo” để buộc Philipines phải rút con tàu này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh.

Tuyên bố trên của bà Hoa Xuân Doanh đưa ra nhằm đáp trả thông tin về việc, từ đầu năm 2015 quân đội Philippines bắt đầu tiến hành tu sửa tàu chiến cũ đang “mắc kẹt” ở bãi Cỏ Mây từ năm 1999; công việc này dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Bà Hoa Xuân Doanh cho rằng, từ năm 1999, Philippines đã cố tình để lại chiếc tàu chiến cũ ở bãi Cỏ Mây nhằm đòi hỏi chủ quyền đối với bãi đá này, đồng thời cho rằng đây là hành động “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc”.

Bà Hoa Xuân Doanh còn cho biết phía Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Philippines rút chiếc tàu nói trên, nhưng Philppines không những không rút mà còn tìm cách gia cố để làm nơi trú ngụ cho bộ phận binh lính Philippines.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lớn tiếng yêu cầu Philippines phải từ bỏ vụ kiện lên Toà trọng tài quốc tế, trong đó Philippines yêu cầu Toà ra phán quyết về tính phi pháp của yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại cuộc họp báo nói trên, cùng với việc nhắc lại lập trường “không chấp nhận, không tham gia” vụ kiện, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng yêu cầu Philippines phải quay trở lại con đường đàm phán song phương trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền giữa hai nước.

Tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi Toà trọng tài quốc tế ở La Hay (ngày 13/7) kết thúc phiên điều trần đầu tiên theo yêu cầu của Philippines nhằm xác định thẩm quyền thủ lý vụ án.

Liên quan các diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, báo chí Trung Quốc và Philippines còn đề cập khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra tại Manila - thủ đô của Philippines vào tháng 11 tới do những căng thẳng trong quan hệ song phương cũng như những phát biểu cứng rắn của Tổng thống Philippines Aquino chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

fbytzltw