Tranh cổ động: Một thời hoa lửa

Đi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước, nghệ thuật tranh cổ động tự hào đã hoàn thành những nhiệm vụ trong những thời khắc cam go nhất. Cuộc chiến của người họa sĩ không diễn ra ngoài chiến tuyến mà diễn ra đằng sau giá vẽ.

Lần về lịch sử, tranh cổ động xuất hiện như một thể loại riêng của ngôn ngữ hội họa thế giới từ đầu thế kỷ 20. Dù còn có những tranh cãi nghệ thuật có nên phục vụ mục đích tuyên truyền hay không, nhất là khi về sâu thẳm, sáng tạo nghệ thuật là cách bộc lộ con người riêng tư của nghệ sĩ. Nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, đó là tính nghệ thuật của rất nhiều tác phẩm được sáng tác vì mục đích tuyên truyền.

Ở nước ta, tranh cổ động được nhiều tài liệu cho là xuất hiện từ những ngày tiền khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, cuộc cách mạng đã làm thức tỉnh ý thức chính trị cho toàn giới mỹ thuật VN. Một phong trào nghệ thuật ủng hộ Việt Minh đã bùng lên mạnh mẽ với tinh thần hứng khởi. Nổi bật là sự đáp ứng kịp thời của tranh cổ động. Những bức tranh cổ động đầu tiên ra đời trong bão táp cách mạng với sự có mặt của thế hệ họa sỹ yêu nước, tiêu biểu là Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị... cùng nhiều tác giả giàu tâm huyết với tự do, độc lập của Tổ quốc.

Bước vào kháng chiến chống Pháp, với tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tất thắng, các họa sỹ lên chiến khu, tự nguyện đứng trong mặt trận văn hóa kháng chiến, biến nghệ thuật của mình thành vũ khí chống quân thù. Đi tiên phong trong hoạt động này, ở giữa chiến khu hay vùng địch tạm chiếm là những bức tranh cổ động nhạy bén về đề tài, phong phú về bút pháp của các họa sỹ: Nguyễn Sáng, Mai Văn Hiến, Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Bích...Chúng không chỉ cổ vũ tinh thần yêu nước, niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kỳ; kịp thời phản ánh chủ trương, chiến lược, sách lược của Đảng. Mà đặc biệt có những bức tranh cổ động địch vận đã có sức mạnh thực tiễn, làm thức tỉnh hàng loạt binh sỹ trong quân đội Pháp rời bỏ hàng ngũ.

Tuy nhiên, vào thuở sơ khai, tranh cổ động chỉ hai màu đen trắng do phương tiện dùng cho hội họa giá vẽ còn rất thiếu thốn. Phải đến chiến dịch Đông Xuân (1953 - 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ, tranh cổ động mới thực sự phát triển và sử dụng rộng khắp để theo kịp những nhiệm vụ cam go của đất nước. Tại chiến hào, trên đường tiếp vận, nơi hậu phương, đâu đâu cũng có tranh cổ động. Nội dung tranh cổ động cũng rất phong phú: Động viên bộ đội Vượt khó khăn, gian khổ, quán triệt phương châm Đánh chắc tiến chắc, Quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, Chuyển gạo ra mặt trận, Diệt máy bay địch ở Gia Lâm, Cát Bi...

Từ thập niên 60, tranh cổ động bắt đầu định hình một diện mạo nghệ thuật rõ nét hơn, mang phong cách sáng tác hiện thực XHCN. Mà theo đánh giá của họa sĩ Trịnh Tú trong một bài viết, các họa sĩ ngày đó phải rất giỏi kỹ thuật đồ họa, bởi phong cách này đòi hỏi cách nhìn trực diện vào đề tài, thể hiện những khối, mảng màu sắc khỏe, đơn giản nhưng vẫn chứa đựng đầy đủ lượng thông tin.

Thế hệ họa sĩ vẽ tranh cổ động nổi bật nhất trong thời kỳ này phải kể tới những cái tên như Trường Sinh, Trần Mai, Trần Gia Bích, Nguyễn Thụ, Huy Oách, Phạm Lung...với nhiều bức rất nổi tiếng như "Nixon phải trả nợ máu", "Thành đồng tổ quốc", "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân"...Điểm nổi bật có thể thấy ở họ là con người nghệ sĩ hòa quyện chặt chẽ với con người dấn thân vì cuộc chiến thần thánh của cả dân tộc. Mà nói như họa sĩ Trường Sinh, cuộc chiến của họ không diễn ra ngoài chiến tuyến mà diễn ra đằng sau giá vẽ.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw