Từ ngày 26/7, điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình

Ngày 24/6, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, từ ngày 26/7 tới, VEC sẽ điều chỉnh tạm thời phương án tổ chức giao thông đoạn Km225+900-Km227+500 đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình.

Phương án này nhằm mục đích phục vụ thi công giai đoạn 3 dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý (cũ). Theo đó, từ ngày 26/7, các phương tiện đi chiều Hà Nội-Ninh Bình khi di chuyển đến Km225+950 tuyến Cầu Giẽ-Ninh Bình, tiếp tục đi thẳng qua hầm Phú Thứ, đi theo biển chỉ dẫn "Cao tốc; trạm dừng nghỉ" tại Km 226+880 và vạch sơn kẻ đường, tiếp tục đi theo một trong hai hướng.

Trường hợp cần rẽ vào trạm dừng nghỉ (nằm bên phải theo chiều Hà Nội-Ninh Bình), phương tiện tham gia giao thông đi theo báo hiệu để rẽ phải vào trạm dừng nghỉ.

Sau đó, các phương tiện ra khỏi trạm dừng nghỉ và nhập vào đường cao tốc tại khu vực phía sau biển báo tại Km227+340, tiếp tục đi trên đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình để về phía Ninh Bình. Trường hợp không rẽ vào trạm dừng nghỉ trên, phương tiện đi theo biển báo hiệu và vạch sơn kẻ đường để tiếp tục đi thẳng trên đường cao tốc hướng về phía Ninh Bình.

Tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đã được xây dựng lâu năm.
Tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đã được xây dựng lâu năm.

Đối với phương tiện đi chiều Ninh Bình-Hà Nội, khi di chuyển đến Km227+400 tuyến Cầu Giẽ-Ninh Bình, thực hiện theo biển báo chỉ dẫn "Cao tốc; trạm dừng nghỉ" và vạch sơn kẻ đường, tiếp tục đi theo một trong hai hướng.

Trường hợp cần rẽ vào trạm dừng nghỉ (nằm bên phải theo chiều Ninh Bình-Hà Nội), phương tiện đi theo biển báo hiệu đường bộ và vạch sơn kẻ đường chỉ dẫn để rẽ vào trạm dừng nghỉ. Sau khi sử dụng dịch vụ tại trạm dừng nghỉ, phương tiện di chuyển theo biển chỉ dẫn để nhập vào Km227+080 (đoạn đường ở phía nam hầm Phú Thứ) và đi vào tuyến chính đường cao tốc, qua hầm Phú Thứ để hướng về Hà Nội. Nếu không rẽ vào trạm dừng nghỉ trên, phương tiện tham gia giao thông tiếp tục đi thẳng trên đường cao tốc, qua Km227+300 và đi qua hầm Phú Thứ hướng về phía Hà Nội.

“Trong thời gian tổ chức giao thông tạm phục vụ thi công, các phương tiện đi với tốc độ quy định trên biển báo và các loại báo hiệu đường bộ của đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình. Khi gần đến khu vực của dự án nút giao Phú Thứ (Km225+900-Km227+500) phải điều chỉnh giảm tốc độ theo quy định trên biển báo hiệu đường bộ”, ông Nguyễn Công Hưng, Chánh Văn phòng VEC cho biết.

Phương án tổ chức giao thông này nhằm mục đích phục vụ thi công giai đoạn 3 dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý (cũ).
Phương án tổ chức giao thông này nhằm mục đích phục vụ thi công giai đoạn 3 dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý (cũ).

Cụ thể, ông Hưng cho biết, đối với hướng Hà Nội-Ninh Bình, đến Km225+450 tốc độ không quá 100km/giờ; đến Km225+650 tốc độ không quá 80km/giờ; đến Km225+850 tốc độ không quá 60km/giờ. Tốc độ cho phép khi xe đi qua phạm vi đoạn Km225+900-Km227+500 (bao gồm cả hầm Phú Thứ) của đường cao tốc không quá 60km/giờ.

Trên hướng Ninh Bình-Hà Nội, đến Km228+080 tốc độ không quá 100km/giờ; đến Km227+880 tốc độ không quá 80km/giờ; đến Km227+680 tốc độ không quá 60km/giờ. Tốc độ cho phép khi xe đi qua phạm vi đoạn từ Km227+500 đi về Km225+900 (bao gồm cả hầm Phú Thứ) của đường cao tốc không quá 60km/giờ.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw