Tìm về lời ru của mẹ...

LCĐT - Một chiều đi trên con đường làng quen thuộc, tôi trở về nhà sau những bộn bề lo toan, bỗng khựng lại khi nghe câu hát ầu ơ: “Ví dầu cầu ván đóng đinh. Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi...”. Điệu ru hời nghe da diết, khắc khoải, đưa tôi vào miên man những hoài niệm. Tuổi thơ tôi được che chở dưới khoảng trời yên ả hồn quê, vỗ về tâm hồn trong những câu hát ru chứa chan tình yêu thương của mẹ. Tôi như lạc vào miền nhớ xa xăm, chạm tới xúc cảm rưng rưng của tình mẫu tử.

Mẹ sinh tôi vào một đêm mùa đông tháng Mười. Tiếng khóc của tôi lẫn vào vui mừng của cha, hòa cùng giọt nước mắt hạnh phúc nơi khóe mắt mẹ. Mẹ dịu dàng vỗ về, ru tôi vào giấc ngủ ngọt ngào. Đó cũng là ngày mẹ đưa tôi vào khoảng trời ấm áp của điệu dân ca, câu hát ru yên bình như cổ tích. Trong khoảng trời ấy, cánh cò, cánh vạc chở hoàng hôn mơ màng bay qua tuổi thần tiên; có bông lúa cong mình đánh rơi giọt sương trong vắt; có hương sữa thơm tinh tươm chắt chiu từ tình yêu của mẹ. Theo nhịp võng đong đưa, mẹ ru tôi bằng những câu hò ngọt tựa mía lùi, điệu ca dao êm đềm da diết, mở ra một bức tranh thôn dã đơn sơ mà thấm đượm nghĩa tình. Tranh thủ lúc con đã ngủ say, mẹ dậy lục đục thổi cơm, quét dọn, giặt giũ… bao vất vả, lo toan đổ dồn trên tấm lưng gầy của mẹ. Nhưng có bao giờ tôi nghe mẹ than vãn một lời, mẹ tảo tần, vất vả nuôi tôi khôn lớn.

(Tranh minh họa).
(Tranh minh họa).

Mẹ tôi yêu con hơn cả chính bản thân mình. Tôi lớn lên từng ngày qua lời ru ấm áp của mẹ. Lời ru dạy tôi biết yêu hơn quê hương xứ sở, thổi vào tâm hồn làn gió của tình người keo sơn, son sắt. Mẹ ân cần chắp thêm đôi cánh ước mơ cho tôi vững tin bay vào biển đời rộng lớn. Lời ru không còn là câu hát, điệu hò, mà trở thành lời dạy bảo chân thành, là ánh sáng của niềm tin và sức mạnh. Để khi rời xa hơi ấm vòng tay mẹ, tôi biết quay đầu mà tìm về quê nhà mơ giấc an yên. Lời ru cũng chính là hiện thân của lòng mẹ nắng mưa thầm lặng, vẫn dằng dặc đợi chờ, ngóng trông đứa con nơi phương trời xa ngái. Giọt nước mắt nóng hổi rơi từ nỗi buồn nhớ con của mẹ, những buổi hoàng hôn hiu hắt mênh mang...

Tôi như cánh chim lạc đường bay về miền nhớ cũ, bỏ lại bao chộn rộn phố phường. Tôi về với cha mẹ nơi quê nhà đơn sơ, về với câu hát ru bình dị đã dung dưỡng ấu thơ bằng mạch nguồn yêu thương ấm áp. Dưới mái hiên nhà hai mùa mưa nắng, tôi thấy lòng mình dạt dào dư vị bình yên. Khóe mắt mẹ đã không còn khắc khoải âu lo cho đứa con gái xa quê nơi xứ lạ, thương làm sao đôi vai gầy một đời trĩu nặng sương gió. Lời ru của mẹ thành giấc mơ thơ ấu trong tôi, tựa cánh diều bay bổng đưa tôi vào mênh mang cổ tích.

Khi đã làm mẹ rồi, tôi càng thấy thấu hơn bao yêu thương tha thiết mà ngày ấy mẹ đã gởi gắm vào những điệu hát ru. Mỗi khi cất lên lời ru ngày xưa cho con trai chìm vào giấc ngủ, tôi hạnh phúc vì đã có tuổi thơ yên bình như thế. Tôi cũng hạnh phúc vì có một khoảng trời dạt dào điệu ru từ mẹ làm “vốn”, để quên đi bao lo toan thường nhật mà trọn lòng vun vén thương yêu. Lòng tôi nhớ mãi câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con...”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

fbytzltw