Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những cuốn sách lịch sử đang được trưng bày tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Những cuốn sách lịch sử đang được trưng bày tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Tháng Tư về, trong không khí thiêng liêng của những ngày lịch sử, Thư viện Quốc gia Việt Nam trở thành điểm hẹn của những trái tim yêu tri thức và cội nguồn. Giữa dòng người tìm đến với sách, với ký ức dân tộc, những câu chuyện được kể lại không chỉ là lời nhắc về quá khứ, mà còn là sợi dây vô hình kết nối các thế hệ. Từ người mẹ ân cần dẫn con gái nhỏ “đi qua những trang sử”, đến những bạn trẻ đang nỗ lực viết tiếp hành trình xây dựng đất nước bằng tri thức và lòng tự hào. Mỗi trang sách lịch sử không chỉ là thông tin, mà là ký ức sống động, là nhịp đập của bao thế hệ đã hy sinh, chiến đấu và gìn giữ đất nước.

Vun đắp tình yêu lịch sử cho các em nhỏ.
Vun đắp tình yêu lịch sử cho các em nhỏ.

Dẫn con gái học lớp 4 cùng tham gia các sự kiện về sách để trực tiếp lắng nghe những chia sẻ, lời tâm sự về thế hệ đi trước của những người đang công tác trong lực lượng vũ trang, chị Phạm Thị Phong Lan (phụ huynh, TP Hà Nội) chia sẻ: “Tôi muốn con hiểu rằng những trang sách lịch sử là kết tinh của cả một thế hệ đã dấn thân, đã hy sinh để gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau. Tôi cũng tin rằng, từ những trải nghiệm ấy, một ngọn lửa sẽ được nhen lên trong lòng con. Con sẽ hiểu rằng, mình không chỉ là một học sinh, mà còn là một mầm non của đất nước. Sau này, con sẽ học tập, rèn luyện, sống và xây dựng đất nước này ngày một tươi đẹp hơn để xứng đáng với tất cả những hy sinh mà cha ông đã để lại, tiếp nối niềm tin được gửi gắm qua những trang sách”.

Sinh viên Nguyễn Quỳnh Anh (đeo kính) cùng bạn tìm hiểu các tư liệu lịch sử quý giá tại thư viện.
Sinh viên Nguyễn Quỳnh Anh (đeo kính) cùng bạn tìm hiểu các tư liệu lịch sử quý giá tại thư viện.

Với Nguyễn Quỳnh Anh (19 tuổi, sinh viên), thế hệ trẻ ngày nay luôn nỗ lực tiếp bước cha ông, nối tiếp những truyền thống dân tộc, trong đó, những trang sách hào hùng chính là nền tảng soi chiếu, là người bạn đồng hành quan trọng trên con đường phát triển.

“Mỗi trang sách như mở ra một sợi dây liên kết giữa thế hệ đi trước và thế hệ sau, thông qua đó, tôi được học hỏi nhiều kiến thức, thêm trân trọng lịch sử hào hùng mà cha ông đã đổ mồ hôi, xương máu. Với tôi, mỗi trang sách là một ‘kho báu sống’, giúp tôi cảm nhận được những nỗi đau của các tác giả, ngắm nhìn thế giới họ từng đi qua và mở mang tri thức cho cả dân tộc. Là một sinh viên, tôi luôn nỗ lực gìn giữ, lan tỏa văn hoá đọc đến mọi người xung quanh, vận dụng tri thức lĩnh hội được để phát triển bản thân, dựng xây đất nước...”, Nguyễn Quỳnh Anh chia sẻ.

Sinh viên Ngô Hồng Nhung tranh thủ chụp lại những cuốn sách lịch sử được trưng bày tại thư viện.
Sinh viên Ngô Hồng Nhung tranh thủ chụp lại những cuốn sách lịch sử được trưng bày tại thư viện.

Còn với cô sinh viên 20 tuổi Ngô Hồng Nhung, sách là một nguồn tài nguyên vô tận, ghi lại và lưu giữ các sự kiện, tri thức và kinh nghiệm của con người qua các thời kỳ. Đặc biệt, sách lịch sử như một cánh cửa thời gian, giúp thế hệ trẻ hình dung được hành trình gian nan mà cha ông đã đi qua, từ đó nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và bồi đắp chiều sâu tư duy. Mỗi trang sách là một mảnh ghép của quá khứ, là món quà tinh thần quý báu mà các thế hệ đi trước gửi gắm lại cho mai sau.

“Khi đọc những tác phẩm như “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi cảm nhận được ý chí, tinh thần kiên cường, quả cảm của Người trong những tháng ngày tù đày khắc nghiệt. Đó không đơn thuần là câu chuyện cá nhân, mà là hình ảnh thu nhỏ của cả một dân tộc kiên cường trong thời kỳ kháng chiến. Những trang sách ấy không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử, mà còn khơi dậy trong lòng mỗi người niềm yêu nước, sự biết ơn và khát vọng vươn lên. Với tôi, sách là “bảo vật”, một người thầy thầm lặng, nâng đỡ tâm hồn và trí tuệ cho bao thế hệ”.

Nếu âm nhạc, sân khấu, điện ảnh là những cảm xúc mang tính trực diện, những hình ảnh được dàn dựng, tạo những hiệu ứng thị giác thì văn học lại là “nghệ thuật của sự thầm thì”, sự tưởng tượng và rung cảm nội tâm. Khi đọc một trang sách lịch sử, đó không đơn thuần là việc tiếp nhận thông tin, mà là một hành trình tái hiện trong tâm trí về một thời hoa lửa của dân tộc, với những tấm gương bất khuất, anh dũng đấu tranh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc... Những bài học quá khứ, những thông điệp thế hệ đi trước gửi gắm, những tấm gương anh dũng… tất cả được cảm nhận không chỉ bằng lý trí, mà còn bằng sự rung động của trái tim. Những trang sách, áng văn chương không áp đặt cảm xúc, mà trao cho người đọc quyền được tưởng tượng, cảm nhận theo cách riêng của mình.

Là một nhà văn mang áo lính, Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh, Phó Chủ tịch Chi hội Nhà văn quân đội vinh dự, tự hào khi đồng hành cùng lịch sử dân tộc qua các trang sách, văn chương. Trong những “đứa con tinh thần” của mình, chị khéo léo lồng ghép những chất liệu đậm đà hơi thở cuộc sống thông qua những trải nghiệm, cuộc gặp gỡ; cùng với đó là tinh thần thời đại, khí thế của đoàn quân tốc chiến, tốc thắng cách đây 50 năm. Với chị, những trang sách lịch sử, áng văn chương, lời thơ, tiếng hát… đều có những giá trị và ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và của thế hệ thanh niên nói riêng.

“Trước khi trở thành một nhà văn, tôi cũng là một thanh niên, một sinh viên như các bạn trẻ khác, nhờ những trang văn của các thế hệ đi trước, tôi đã hiểu được rất nhiều về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thêm nguồn cảm xúc lớn lao khi thấu hiểu, thấu cảm sâu sắc giá trị của nền hòa bình, độc lập, sự phát triển như ngày hôm nay… được đánh đổi bằng sự hy sinh bao mồ hôi, xương máu của lớp lớp thế hệ cha anh”, Trung tá Phạm Vân Anh chia sẻ.

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh chia sẻ những câu chuyện về một thời hoa lửa hào hùng của dân tộc cho các bạn trẻ.
Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh chia sẻ những câu chuyện về một thời hoa lửa hào hùng của dân tộc cho các bạn trẻ.

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh cũng gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ rằng, các bạn hãy đắm mình, hòa mình vào những trang sách viết về chiến tranh, cách mạng và người lính, trải nghiệm một thế giới đầy cảm xúc qua những câu chuyện bi tráng nhưng chan chứa niềm tự hào. Khi đó, mỗi bạn trẻ sẽ thấy được vẻ đẹp của lý tưởng, lòng dũng cảm và phẩm chất kiên cường của người lính Quân đội nhân dân Việt Nam…

“Các bạn trẻ hiện nay được trang bị những khối lượng kiến thức rất lớn, tiệm cận với các cái loại hình văn học nghệ thuật, nền điện ảnh trên thế giới, sẵn sàng bước vào thế giới phẳng. Nhưng tôi cho rằng, với tất cả mọi người, điểm tựa là dân tộc, điểm tựa là tình yêu đất nước sẽ luôn mang đến nguồn cảm hứng lớn. Đặc biệt khi trong trái tim chúng ta luôn luôn có một màu cờ đỏ sao vàng thì chúng ta sẽ có hành trang vững chắc để theo đuổi thành công dù ở bất cứ nơi nào…”, Trung tá Phạm Vân Anh nói.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024 - 2025).

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, trọng tâm là phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Hiện, thành phố đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, với kỳ vọng đây sẽ là văn bản pháp lý để mở đường cho phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa chất lượng, chuyên nghiệp, đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước và khu vực.

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Hiện nhiều người trẻ có thể dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem video ngắn, chơi game nhưng lại ngại ngần khi cầm một cuốn sách. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách của người trẻ, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Văn học quảng bá du lịch

Văn học quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch thông qua văn học tuy không phải là hình thức mới, nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, đặc biệt là trong thời đại số. Một tour du lịch theo hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết hoặc thơ ca nổi tiếng, từ đó, du khách không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm văn hóa và lịch sử sâu sắc hơn... là điều hoàn toàn có thể.

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây vẫn còn dấu tích của những công trình cổ trên dưới 100 năm tuổi được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất này.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

fb yt zl tw