Trên 12.000 khán giả xúc động và tự hào xem chương trình 'Hẹn ước Bắc - Nam'

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22/4, một chương trình chính luận nghệ thuật với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) với chủ đề “Hẹn ước Bắc - Nam”.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và đại biểu dự chương trình. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và đại biểu dự chương trình. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Đây là chương trình kỷ niệm cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, thành phố Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội thực hiện.

Dự chương trình có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cùng dự có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật ''Hẹn ước Bắc - Nam''. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật ''Hẹn ước Bắc - Nam''. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

“Hẹn ước Bắc - Nam” là nơi những ký ức không thể phai mờ, nơi những lời hẹn ước mãi mãi còn vang vọng. Đó là hẹn ước thống nhất của cả dân tộc; hẹn ước với hậu phương; hẹn ước nơi tiền tuyến và hẹn ước quốc tế... Chương trình là một hành trình trở về lịch sử, về những lời hẹn ước đã được viết nên bằng máu, nước mắt và lòng kiên trung của hàng triệu người con đất Việt.

Chương trình đã tái hiện những lời hẹn ấy qua ngôn ngữ chính luận - nghệ thuật, kết hợp giữa tư liệu lịch sử, phóng sự chuyên đề, hoạt cảnh, âm nhạc và công nghệ trình diễn hiện đại, qua đó tri ân công lao của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc, nhắc nhớ về những lời hẹn ước này, để khẳng định sự vững tâm, can trường của cả dân tộc Việt Nam quyết tâm hiện thực hóa lời thề hẹn non sông.

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật ''Hẹn ước Bắc - Nam''. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật ''Hẹn ước Bắc - Nam''. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Với sự đầu tư công phu, chương trình mang đến một sân khấu thực cảnh hoành tráng quy mô 2.700m2, chia hai khối so le thể hiện 2 miền Bắc - Nam, ở giữa có cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Mặt sàn sân khấu đạt chiều cao 5m, điểm cao nhất của sân khấu đạt 19m. Để lắp đặt sân khấu phải dùng đến 17.000 khối layer.

Điểm nhấn của chương trình là công nghệ trình chiếu 3D mapping được chiếu lên màn nước, điều chưa từng xuất hiện bất kỳ chương trình nào trước đây. Bên cạnh đó, với âm thanh vòm soundscape tạo cảm giác sống động như thật, phối hợp với ánh sáng laser, chương trình đã tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng như những trận đánh lịch sử, những đoàn quân hành quân qua sông, bối cảnh đường Trường Sơn huyền thoại, những đoàn xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc Lập, những con thuyền rẽ sóng trên dòng Bến Hải lịch sử, khung cảnh hân hoan ngày non sông thống nhất...

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật ''Hẹn ước Bắc - Nam''. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật ''Hẹn ước Bắc - Nam''. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Khán giả đã được chứng kiến xe tăng xuất hiện trong chương trình, cùng với thuyền chèo tay, ô tô Zin chở quân... cùng hình tượng cánh cổng hòa bình mở ra tương lai - tất cả tạo nên một bức tranh sống động về chặng đường 50 năm qua của dân tộc. Đặc biệt, tại chương trình, khán giả được “mãn nhãn” với việc thưởng thức màn pháo hoa nghệ thuật kéo dài 15 phút.

Màn pháo hoa chào mừng tại khu vực đường đua F1 (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) - - nơi diễn ra Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”. Ảnh: Thành Phương/TTXVN
Màn pháo hoa chào mừng tại khu vực đường đua F1 (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) - - nơi diễn ra Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”. Ảnh: Thành Phương/TTXVN

Chương trình quy tụ đông đảo ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên tham gia, với số lượng 800 người. Góp mặt trong chương trình có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Đại tá, Nghệ sĩ Nhân dân Tự Long, Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội; Nghệ sĩ Ưu tú Hoàng Tùng; các ca sĩ Hòa Minzy, Đỗ Tố Hoa; các nhóm Oplus, Besinger, Soul House, Anh trai vượt ngàn chông gai...

Cùng với ca khúc “Hẹn ước Bắc Nam" do nhạc sĩ Phạm Hồng Biển sáng tác dành tặng riêng cho chương trình, trên 12.000 khán giả đã được sống lại không khí hào hùng của những ca khúc, bản hùng ca bất hủ, kết hợp nghệ thuật thực cảnh hoành tráng như: "Lời ca dâng Bác", “Những ánh sao đêm”, “Hãy yên lòng mẹ ơi”, “Đưa cơm cho mẹ đi cày”, “Đường tôi đi dài theo đất nước”, “Rừng xanh vang tiếng Ta Lư”...

Các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên Thủ đô tới thưởng thức chương trình. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên Thủ đô tới thưởng thức chương trình. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Xen kẽ trong chương trình là những phóng sự với phần chia sẻ của các nhân chứng lịch sử, thể hiện khát vọng thống nhất non sông và chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, khẳng định sự vững tâm, can trường của cả dân tộc Việt Nam quyết tâm hiện thực hóa lời thề hẹn non sông, cũng như nỗ lực của những thế hệ hôm nay để giữ cho non sông liền một dải, Bắc Nam thống nhất một nhà, vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw