Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Đại thắng mùa xuân năm 1975

Sử dụng cách kể chuyện bằng công nghệ, chuyên trang Đại thắng mùa xuân năm 1975 phần nào làm sống lại một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

cover-7101-8110.png
Giao diện chuyên trang Đại thắng mùa xuân năm 1975.

Sáng 23/4, Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Đại thắng mùa xuân năm 1975 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại địa chỉ https://thongnhatdatnuoc.nhandan.vn/

Chuyên trang gồm 7 chuyên mục chính: Những trận đánh quyết định, Ký ức xuân thống nhất, Việt Nam hôm nay, Yêu lắm Việt Nam, Báo Nhân Dân truyền tin chiến thắng, Multimedia và Hỏi đáp.

Qua cách kể chuyện đặc biệt bằng hình ảnh và âm thanh sống động, chuyên trang đã phần nào làm sống lại một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đặc biệt, 5 trận đánh chính trong Đại thắng mùa xuân năm 1975 được “kể” bằng công nghệ thực tế ảo (VR) kết hợp mô hình sa bàn 3D.

Năm trận đánh chính trong Đại thắng mùa xuân năm 1975 được “kể” bằng công nghệ VR kết hợp mô hình sa bàn 3D.
Năm trận đánh chính trong Đại thắng mùa xuân năm 1975 được “kể” bằng công nghệ VR kết hợp mô hình sa bàn 3D.

Người dùng chọn sa bàn 3D của từng chiến dịch và theo dõi diễn tiến chiến sự theo từng ngày. Sa bàn có thể xoay 360 độ, phóng to thu nhỏ bằng các điểm chạm hoặc rê, kéo chuột.

Mỗi sa bàn sẽ chứa nhiều điểm tương tác VR khác nhau như video, hình ảnh 360 độ.

Sa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm có 4 điểm tương tác VR.
Sa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm có 4 điểm tương tác VR.

Cụ thể, sa bàn Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm có 4 điểm tương tác VR: Địa đạo Củ chi, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Dinh Độc lập, Bộ Quốc phòng Ngụy (cũ).

Để trải nghiệm tính năng này, người dùng thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Rê, giữ, cuộn chuột để tương tác với sa bàn 3D
Bước 2: Kích vào các điểm "VR" để tham gia trải nghiệm công nghệ thực tế ảo kết hợp triển lãm ảnh 360 độ.
Bước 3: Kích chuột để điều hướng không gian đã được ảo hóa, kích vào các biểu tượng để đọc thêm thông tin và nghe thuyết minh.
Bước 4: Lưu lại bình luận, hình ảnh của bạn theo thời gian thực trên thanh công cụ "Checkin".

Nhờ có công nghệ này, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể tận mắt trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan.

Giao diện hình ảnh 360 độ của Dinh Độc lập. Độc giả có thể dùng chuột để điều hướng, thăm quan trực tuyến từng phòng, khu vực trong Dinh.
Giao diện hình ảnh 360 độ của Dinh Độc lập. Độc giả có thể dùng chuột để điều hướng, thăm quan trực tuyến từng phòng, khu vực trong Dinh.

Đây là một thí dụ sinh động về khả năng hỗ trợ kể chuyện của công nghệ đối với các sản phẩm báo chí.

Để thực hiện hóa dự án này, đội ngũ nhân viên và đối tác của Báo Nhân Dân đã đi thực địa, thu thập và sản xuất hình ảnh 360 độ trong nhiều ngày làm việc liên tục.

"Chúng tôi muốn tạo kho tư liệu số quý giá, một không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử. Chúng tôi mong rằng độc giả mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, sẽ tìm thấy ở đây niềm cảm hứng và động lực để tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam" - ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.

Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu tại buổi lễ ra mắt Chiến dịch. (Ảnh: THẾ ĐẠI)
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân phát biểu tại buổi lễ ra mắt Chiến dịch. (Ảnh: THẾ ĐẠI)

Trải nghiệm công nghệ VR của chuyên trang, ông Patrick Griffith (quốc tịch Australia) nói: “Phải nói là rất tuyệt. Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã đầu tư vào các công nghệ mới như AR hay VR rất nhanh. Nhưng kể chuyện quá khứ bằng công nghệ hiện đại thì giống như một phép ẩn dụ rất thú vị vậy”.

Trước đó, công nghệ những “điểm chạm” được khởi nguồn từ dự án “Yêu lắm Việt Nam” đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Dự án là sự kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số nhằm lan tỏa tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa trên mọi miền Tổ quốc.

Chuyên trang nằm trong đợt thông tin tuyên truyền đặc biệt của Báo Nhân Dân nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw