350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc tham gia lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4 hợp luyện trên đường Lê Duẩn.
Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc tham gia lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4 hợp luyện trên đường Lê Duẩn.

Chiều 24/4, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao đã công bố nhiều điểm nhấn quan trọng về chương trình diễu binh, diễu hành diễn ra vào dịp đại lễ 30/4.

Quảng cảnh buổi họp báo chiều 24/4. Ảnh: CTV
Quảng cảnh buổi họp báo chiều 24/4. Ảnh: CTV

Theo đó, trong số 56 khối diễu hành, TP Hồ Chí Minh phụ trách 16 khối, trong đó có một khối khiến bất kỳ ai nghe đến cũng phải xúc động: Khối tôn vinh các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động và nhân chứng lịch sử tiêu biểu.

Không giống những khối khác di chuyển bằng những bước chân vững chãi, khối này sẽ “diễu hành bằng ký ức, bằng những trang sử sống, bằng hơi thở của thời đại đã đi qua nhưng chưa bao giờ phai mờ".

Các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang... sẽ ngồi xe buýt hai tầng trong lễ diễu hành kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào sáng ngày 30/4.
Các bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang... sẽ ngồi xe buýt hai tầng trong lễ diễu hành kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào sáng ngày 30/4.

Khối đặc biệt này gồm 350 đại biểu, là những nhân chứng lịch sử đã cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ và thậm chí cả máu xương cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ sẽ ngồi trên 7 xe buýt 2 tầng được thiết kế riêng, hai bên xe là hình ảnh lá cờ Giải phóng và tên các tỉnh, thành trên cả nước, nơi gắn liền với các trận đánh, các chiến công, các dấu mốc không thể nào quên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Theo đó, người trẻ nhất trong khối này đã 82 tuổi. Họ là đại diện cho lớp người đi trước, những người đã viết nên khúc khải hoàn bằng chính cuộc đời mình. Trong ánh mắt họ là cả một chiều sâu lịch sử, là những thước phim không lời về một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe cho 350 đại biểu cao tuổi của khối này, Thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí nơi ở chu đáo, kèm theo tổ y tế trực 24/24. Trong ngày lễ, mỗi xe sẽ có hai tổ y tế và tám đoàn viên, thanh niên hỗ trợ đưa đón các đại biểu, đảm bảo sự an toàn và tôn trọng tuyệt đối.

Chiếc xe mui trần được sử dụng làm xe tiêu binh dẫn đầu đoàn diễu hành của các lực lượng vũ trang được chế tác từ nguyên mẫu là một chiếc VinFast VF 9. Đây là mẫu xe ô tô điện thuộc phân khúc E-SUV cao cấp nhất trong dải sản phẩm của VinFast.
Chiếc xe mui trần được sử dụng làm xe tiêu binh dẫn đầu đoàn diễu hành của các lực lượng vũ trang được chế tác từ nguyên mẫu là một chiếc VinFast VF 9. Đây là mẫu xe ô tô điện thuộc phân khúc E-SUV cao cấp nhất trong dải sản phẩm của VinFast.

Được biết, tại lễ diễu binh, diễu hành, khối xe nghi trượng là đội hình mở đầu cho lễ diễu binh, diễu hành với ba xe mang biểu tượng đặc biệt: xe Quốc huy, xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và xe biểu tượng 50 năm Giải phóng miền Nam. Sau mỗi xe đều có các đoàn đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, trong đó nổi bật là các sinh viên, đoàn viên, thiếu nhi tiêu biểu - thế hệ tiếp bước cha anh.

Khối xe Quốc huy, đi theo xe Quốc huy có 54 sinh viên Trường Đại học Sài Gòn trong trang phục 54 dân tộc anh em, tạo thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam đoàn kết. Khối xe Quốc huy là khối xe đầu tiên tiến vào lễ đài.
Khối xe Quốc huy, đi theo xe Quốc huy có 54 sinh viên Trường Đại học Sài Gòn trong trang phục 54 dân tộc anh em, tạo thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam đoàn kết. Khối xe Quốc huy là khối xe đầu tiên tiến vào lễ đài.

Tiếp theo là 12 khối diễu hành quần chúng do TP Hồ Chí Minh phụ trách, đại diện cho các tầng lớp nhân dân: Mặt trận Tổ quốc, cựu chiến binh, cựu Thanh niên xung phong, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, phụ nữ, thiếu nhi - thanh niên, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài và khối Văn hóa - Thể thao - Truyền thông.

Khối xe chở theo ảnh Bác Hồ.
Khối xe chở theo ảnh Bác Hồ.

Trong đó, khối cựu chiến binh với 120 đại biểu là những người từng trực tiếp tham gia chiến đấu, từng sống trong bom đạn, từng đối mặt với sự sống và cái chết để góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Sau hòa bình, họ trở thành chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước, là cầu nối giữa chính quyền và nhân dân trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Khối cựu Thanh niên xung phong cũng gồm 120 đại biểu - là những người từng "lấy cầu phà làm vũ khí, lấy sông nước làm chiến trường". Họ tải đạn, thông đường, chăm sóc thương binh, góp phần vào sự sống còn của chiến tuyến. Sau chiến tranh, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng thành phố và bảo vệ biên giới Tây Nam.

Đại diện các tầng lớp nhân dân tham gia diễu hành.
Đại diện các tầng lớp nhân dân tham gia diễu hành.

“Chúng ta không chỉ tri ân bằng lời nói. Việc tổ chức một khối ngồi đặc biệt là để thể hiện sự biết ơn một cách trang trọng và sâu sắc nhất của thế hệ hôm nay đối với những người đi trước. Đây là dịp để cả nước nhìn lại quá khứ, để từ đó hướng đến tương lai với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao nhất”, ông Hà Quốc Cường cho biết thêm.

Khối đông nhất trong lễ diễu hành lần này là khối Văn hóa - Thể thao - Truyền thông với 450 đại biểu. Đây là các nghệ sĩ, nghệ nhân, phóng viên, biên tập viên, vận động viên... đại diện cho những người đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Khối nữ chiến sĩ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Khối nữ chiến sĩ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, lễ diễu binh, diễu hành không chỉ thể hiện sức mạnh quân dân mà còn là dịp tôn vinh những giá trị mềm của quốc gia - tinh thần, văn hóa, tri thức và nghệ thuật. Những gương mặt tham gia diễu hành đều là những "ngọn đuốc sống" truyền cảm hứng và tiếp thêm ngọn lửa yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay. Đây cũng cuộc đối thoại giữa lịch sử và hiện tại, giữa những người đã viết nên trang sử vàng và thế hệ đang tiếp nối.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

fb yt zl tw